Vi đã tròn 10 tháng tuổi rồi nhé! Sắp đầy năm rồi đấy nhé! Con gái lớn là phải ngoan hơn chứ nhỉ ?! :D
Vận động: con gái bò tốt, ngồi vững, chuyển từ nằm/bò sang ngồi là vô tư! Vịn đồ đạc đứng lên được, cho vào cũi cũng đứng chơi là chính, ít chịu ngồi. Ở trên phòng mẹ thì con gái bò khắp nơi, đứng vịn kệ ti vi. Hy vọng tháng sau con gái sẽ biết đứng!
Răng: vẫn 8 cái như tháng trước. Đợt rồi con gái sốt nhẹ, hơi quấy, nước miếng chảy nhiều, bỏ ăn, mẹ đoán con gái lên răng nhưng mãi chưa thấy cái thứ 9 đâu cả.
Ăn uống: phần này là lẹt đẹt nhất. Sau đợt sốt con gái hầu như bỏ ăn, chẳng ăn uống gì cả. Ở nhà với bà thì bà bảo cũng ăn nhưng không bằng trước, mà chia ra 2 lần vẫn ăn hết phần mẹ nấu (chả hiểu thế nào vì mẹ thấy nấu nhiều thế, sao con ăn hết hay thế). Vì cuối tuần ở nhà với mẹ hầu như con chẳng ăn bao nhiêu, cứ đưa muỗng tới miệng thị lắc đầu, ngậm miệng, vò đầu bứt tai. Đút được hai muỗng thì nhè ra 1 muỗng. 20 phút thì chỉ vào bụng chưa tới 10 muỗng bé tẹo! Không hiểu con đang biếng ăn sinh lý, không thích ăn cháo nữa hay như thế nào nhỉ? Mẹ cũng hơi băn khoăn tí. Hơn nữa, mẹ sợ con quen ăn trên võng rồi, giờ ngồi ghế con sẽ nhận định là giờ chơi chứ không phải giờ ăn thì mệt lắm nha!
Ngôn ngữ: con gái kêu "ba ba ba" suốt, và chẳng thấy kêu mẹ gì cả! Sau đợt trước mẹ nghe rất rõ "măm măm" thì đợt này con toàn "ba ba ba" thôi. Mẹ sẽ cố gắng nói chuyện với con nhiều hơn và dạy con nhiều hơn!
Con gái đã biết vẫy tay chào khi được yêu cầu, như vầy nè:
Sau vẫy tay, con gái đang chuyển sang học mi gió, hehe ...
Con gái rất hay chu mỏ, đặt biệt là khi không thích điều gì là chu mỏ lên ngày, minh họa như sau:
Cuối cùng là hình con gái tươi như hoa khi đi cafe với ba mẹ hôm qua :D
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012
Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3
Khủng hoảng tuổi lên 3
Từ nhu cầu muốn khẳng định mình, muốn được trở nên như người lớn bên cạnh đó sự tự ý thức ở trẻ bắt đầu xuất hiện, trẻ lên 3 bắt đầu có những nguyện vọng độc lập. Trẻ muốn tự mình làm trong một số trường hợp: tự thay quần áo, tự xúc ăn, tự chọn mặc quần áo mà trẻ thích, muốn phụ giúp mẹ việc nhà, tự chọn đồ chơi, tự chọn sách mà trẻ thích… Trẻ thường nói “Con làm, con ăn…” mà không muốn có sự can thiệp hay giúp đỡ của người lớn.
"Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ”. Trẻ lên 3 bắt đầu sự ý thức được các khả năng của mình: Sự phát triển các cơ tay, sự khéo léo của các cơ ngón tay, sự phát cảm ngôn ngữ cùng với khả năng diễn đạt mong muốn thông thường của mình với người khác, tri thức về thế giới xung quanh của trẻ đang được tích lũy dần, một số kỹ năng vận động, khả năng tự phục vụ mình … . Trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.
Bên cạnh đó, ở tuổi này, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng. Trong cuốn “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học V. Keler đã mô tả những biểu hiện thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi này:
- Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
- Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
- Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
- Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.
- Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.
- Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.
- Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lí thì đây là một hiện tượng bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách. Nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.
Cùng điểm qua một số đặc điểm tâm lý của trẻ để hiểu thêm về các hành vi của trẻ:
Thứ nhất, trẻ lên 3 xuất hiện tính “bướng bỉnh”, trẻ muốn có thẫm quyền với mọi vật xung quanh bằng cách luôn luôn giành đồ chơi về phía mình…
=> Với những biểu hiện trên của trẻ, không nên quát mắng trẻ, hay giật đồ chơi từ tay trẻ. Bố mẹ cần giải thích cho bé hiểu cái gì là của mình, cái gì là của bạn hay của chung. Tránh thái độ tiêu cự cho rằng bé tham lam, hư đốn, không ngoan.
Thứ hai, suy nghĩ mình là trung tâm và mong muốn độc lập khiến trẻ luôn muốn làm theo ý mình. Tuy nhiên, do vốn kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế cùng với sự nhận thức về các chuẩn mực trong các mối quan hệ của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ thường làm “sai” so với điều người lớn mong muốn ở trẻ, bắt người lớn làm theo ý mình…
=> Do đó, nếu trẻ có ý muốn thỏa đáng thì cha mẹ nên đồng tình và cho trẻ thực hiện, trong trường hợp trẻ có những đòi hỏi quá quắt, người lớn cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng sau khi giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao người lớn không chấp nhận ý muốn của trẻ. Không nên cứng nhắc ngăn cấm trẻ cũng không nên chiều theo ý trẻ một cách vô điều kiện.
Với một số trẻ, việc bị người lớn ngăn cấm sẽ dẫn đến trẻ bướng bỉnh, tỏ thái độ chống đối, người lớn bảo một đằng trẻ làm một nẻo… đặc biệt với người quá quan tâm và chăm sóc chúng… Đôi khi còn bày tỏ thái độ ích kỹ, hỗn láo… đặc biệt với người thân hay chăm sóc trẻ. Do đó, cách người lớn ứng xử với trẻ cũng bày tỏ sự thông hiểu về các đặc điểm tâm lý cũng như sự quan tâm đến trẻ trong đời sống hàng ngày.
Thứ ba, cuối tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu xuất hiện sự tự ý thức, trẻ ý thức được mình là một con người riêng biệt, khác với những người xung quanh và có những ý muốn riêng biệt so với mọi người xung quanh… Trẻ bắt đầu nhận ra “cái tôi” của trẻ, nhận biết được “cái tên” của mình và đồng nhất cái tên với bản thân mình do đó tỏ ra thiện chí với những bạn có tên giống như mình.
=> Để giáo dục trẻ, ba mẹ nên giành thời gian trò chuyện với trẻ để hiếu mong muốn của trẻ, có thể kể chuyện cho trẻ nghe, khi kể chuyện, ba mẹ nên dùng tên bé đặt tên cho nhân vật của truyện, lồng vào đó những đức tính tốt muốn ở trẻ để khuyên bảo trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo.
Sự tự ý thức ở trẻ còn thể hiện thông qua viêc trẻ bắt đầu để ý đến hình dáng bên ngoài của mình. Trẻ muốn tự chọn quần áo cho mình, và đôi khi điều đó không phù hợp với hoàn cảnh hay thời tiết khiến người lớn không cho phép. Sự ngăn cản một cách vô điều kiện của ngừoi lớn sẽ khiến trẻ bướng bỉnh và chống đối, đôi khi trẻ chống lại bằng một số hành động ngỗ ngược. Việc này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của trẻ.
=> Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy, bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ.
Hơn nữa, khả năng hoạt động có chủ định của trẻ lên 3 không dài. Trẻ mau quên và dễ thay đổi suy nghĩ, do đó trong một số trường hợp trẻ bướng bỉnh, người lớn không nên nói chuyện với trẻ nhiều về vấn đề trẻ quan tâm, hãy hướng suy nghĩ và mục đích của trẻ vào điều khác – có thể gọi là “đánh lạc hướng” của trẻ.
Thứ tư, sự phát triển các hoạt động với đồ vật giúp trẻ có khả năng tự mình thực hiện một số “công việc” mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ đã có khả năng phục vụ bản thân trong một số trường hợp đơn giản. Nhiều ông bà, bà mẹ lo lắng trẻ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân, hay làm sai nên thường tự mình chăm sóc trẻ theo ý mình, thường làm thay trẻ thay vì khuyến khích trẻ thực hiện theo ý mình.
=> Người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự phục vụ. “Tin tưởng” vào khả năng và việc thử sai của trẻ. Quan tâm hướng dẫn trẻ kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu. Chẳng hạn như, việc tập cho trẻ cầm đũa, nhiều người thường lo lắng trẻ cầm vậy nhọn khi ăn thì nguy hiểm nên thường chỉ cho trẻ tập dùng muỗng khi ăn. Trong khi đó, người lớn thường dùng đũa của mình gắp thức ăn cho trẻ. Bên cạnh đó, có trẻ được tập dùng đũa từ sớm nhưng lại không được hướng dẫn ngay từ đầu sau này hình thánh thói quen cầm đủ 5 ngón chạm đũa.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động là điều tốt nhất chúng ta có thể làm để giúp trẻ phát triển. Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm để giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều. Một số cách giúp trẻ các mẹ có thể tham khảo:
- Nếu ý muốn của trẻ là đúng đắn thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ý muốn của mình, khuyến khích trẻ thực hiện và giúp đỡ trẻ khi trẻ cần.
- Hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân trẻ.
- Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.
- Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác.
- Khi cần xử phạt thì không nên đánh, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ lại có những hành vi chống đối như thế. Những lần sau trẻ sẽ nghĩ, không sao đâu, sai ba mẹ đánh 1 cái là xong thôi.
- Có thể xử phạt bằng cách là không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho trẻ nghe.
- Hoạt động đóng vao trong giai đoạn này đối với trẻ vô cùng quang trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “ làm người lớn” thật sự. Chỉ có thể cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai. Vì lúc này trẻ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nên có thể cho trẻ nhập vào những vai mà trẻ thích như: làm cô giáo, bác sĩ…
Có thể cùng chơi với trẻ bằng các trò chơi:
Mẹ chăm sóc em, trẻ muốn thay tả cho em bé thì mẹ có thể cho trẻ chăm sóc búp bê, thay tả cho búp bê…
Bé trai muốn giúp bố rửa xe thì có thể cho bé chơi làm ngừoi bảo trì xe, bố rửa xe bố, trẻ rửa xe đồ chơi của trẻ…
- Xem trẻ như người lớn, hãy cho trẻ được giúp mẹ một số việc như: lấy rổ rá cho mẹ, giúp mẹ nhặt rau, lau bàn, lấy nước cho mẹ… trẻ sẽ rất thích thú khi thực hiện.
- Đừng tiếc lời khen ngợi khi trẻ ngoan hoặc biết làm cái này cái kia giúp bố mẹ để lần sau trẻ sẽ tiếp tục cố gắng.
- Cư xử nhẹ nhàng, kiên nhẫn với trẻ trong mọi trường hợp.
- Nếu đã cho trẻ thực hiện mà trẻ làm sai, hãy hướng dẫn trẻ theo nguyên tắc 3 lần
Lần 1: làm mẫu
Lần 2: làm mẫu và cùng làm Lần 3: làm với sự quan sát của mẹ
- Nên cho trẻ mở rộng các hoạt động giao tiếp bên ngoài với bạn bè cùng lứa. Nên cho trẻ đến trường để trẻ có thêm bạn bè, học thêm các kỹ năng mới và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn.
Điều quan trọng thành công… luôn luôn là “TÌNH YÊU THƯƠNG”… Chúc các mẹ thành công, còn em, em mong đề thi Cao học năm nay ra câu này, hehe :x
Iu cả nhà…
(Sưu tầm từ facebook Akachanshop tại link này http://www.facebook.com/notes/akachanshop-my/kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-t%C3%A2m-l%C3%AD-tu%E1%BB%95i-l%C3%AAn-3/509419849074402)
Từ nhu cầu muốn khẳng định mình, muốn được trở nên như người lớn bên cạnh đó sự tự ý thức ở trẻ bắt đầu xuất hiện, trẻ lên 3 bắt đầu có những nguyện vọng độc lập. Trẻ muốn tự mình làm trong một số trường hợp: tự thay quần áo, tự xúc ăn, tự chọn mặc quần áo mà trẻ thích, muốn phụ giúp mẹ việc nhà, tự chọn đồ chơi, tự chọn sách mà trẻ thích… Trẻ thường nói “Con làm, con ăn…” mà không muốn có sự can thiệp hay giúp đỡ của người lớn.
"Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ”. Trẻ lên 3 bắt đầu sự ý thức được các khả năng của mình: Sự phát triển các cơ tay, sự khéo léo của các cơ ngón tay, sự phát cảm ngôn ngữ cùng với khả năng diễn đạt mong muốn thông thường của mình với người khác, tri thức về thế giới xung quanh của trẻ đang được tích lũy dần, một số kỹ năng vận động, khả năng tự phục vụ mình … . Trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.
Bên cạnh đó, ở tuổi này, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng. Trong cuốn “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học V. Keler đã mô tả những biểu hiện thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi này:
- Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
- Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
- Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
- Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.
- Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.
- Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.
- Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lí thì đây là một hiện tượng bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách. Nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.
Cùng điểm qua một số đặc điểm tâm lý của trẻ để hiểu thêm về các hành vi của trẻ:
Thứ nhất, trẻ lên 3 xuất hiện tính “bướng bỉnh”, trẻ muốn có thẫm quyền với mọi vật xung quanh bằng cách luôn luôn giành đồ chơi về phía mình…
=> Với những biểu hiện trên của trẻ, không nên quát mắng trẻ, hay giật đồ chơi từ tay trẻ. Bố mẹ cần giải thích cho bé hiểu cái gì là của mình, cái gì là của bạn hay của chung. Tránh thái độ tiêu cự cho rằng bé tham lam, hư đốn, không ngoan.
Thứ hai, suy nghĩ mình là trung tâm và mong muốn độc lập khiến trẻ luôn muốn làm theo ý mình. Tuy nhiên, do vốn kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế cùng với sự nhận thức về các chuẩn mực trong các mối quan hệ của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ thường làm “sai” so với điều người lớn mong muốn ở trẻ, bắt người lớn làm theo ý mình…
=> Do đó, nếu trẻ có ý muốn thỏa đáng thì cha mẹ nên đồng tình và cho trẻ thực hiện, trong trường hợp trẻ có những đòi hỏi quá quắt, người lớn cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng sau khi giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao người lớn không chấp nhận ý muốn của trẻ. Không nên cứng nhắc ngăn cấm trẻ cũng không nên chiều theo ý trẻ một cách vô điều kiện.
Với một số trẻ, việc bị người lớn ngăn cấm sẽ dẫn đến trẻ bướng bỉnh, tỏ thái độ chống đối, người lớn bảo một đằng trẻ làm một nẻo… đặc biệt với người quá quan tâm và chăm sóc chúng… Đôi khi còn bày tỏ thái độ ích kỹ, hỗn láo… đặc biệt với người thân hay chăm sóc trẻ. Do đó, cách người lớn ứng xử với trẻ cũng bày tỏ sự thông hiểu về các đặc điểm tâm lý cũng như sự quan tâm đến trẻ trong đời sống hàng ngày.
Thứ ba, cuối tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu xuất hiện sự tự ý thức, trẻ ý thức được mình là một con người riêng biệt, khác với những người xung quanh và có những ý muốn riêng biệt so với mọi người xung quanh… Trẻ bắt đầu nhận ra “cái tôi” của trẻ, nhận biết được “cái tên” của mình và đồng nhất cái tên với bản thân mình do đó tỏ ra thiện chí với những bạn có tên giống như mình.
=> Để giáo dục trẻ, ba mẹ nên giành thời gian trò chuyện với trẻ để hiếu mong muốn của trẻ, có thể kể chuyện cho trẻ nghe, khi kể chuyện, ba mẹ nên dùng tên bé đặt tên cho nhân vật của truyện, lồng vào đó những đức tính tốt muốn ở trẻ để khuyên bảo trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo.
Sự tự ý thức ở trẻ còn thể hiện thông qua viêc trẻ bắt đầu để ý đến hình dáng bên ngoài của mình. Trẻ muốn tự chọn quần áo cho mình, và đôi khi điều đó không phù hợp với hoàn cảnh hay thời tiết khiến người lớn không cho phép. Sự ngăn cản một cách vô điều kiện của ngừoi lớn sẽ khiến trẻ bướng bỉnh và chống đối, đôi khi trẻ chống lại bằng một số hành động ngỗ ngược. Việc này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của trẻ.
=> Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy, bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ.
Hơn nữa, khả năng hoạt động có chủ định của trẻ lên 3 không dài. Trẻ mau quên và dễ thay đổi suy nghĩ, do đó trong một số trường hợp trẻ bướng bỉnh, người lớn không nên nói chuyện với trẻ nhiều về vấn đề trẻ quan tâm, hãy hướng suy nghĩ và mục đích của trẻ vào điều khác – có thể gọi là “đánh lạc hướng” của trẻ.
Thứ tư, sự phát triển các hoạt động với đồ vật giúp trẻ có khả năng tự mình thực hiện một số “công việc” mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ đã có khả năng phục vụ bản thân trong một số trường hợp đơn giản. Nhiều ông bà, bà mẹ lo lắng trẻ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân, hay làm sai nên thường tự mình chăm sóc trẻ theo ý mình, thường làm thay trẻ thay vì khuyến khích trẻ thực hiện theo ý mình.
=> Người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự phục vụ. “Tin tưởng” vào khả năng và việc thử sai của trẻ. Quan tâm hướng dẫn trẻ kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu. Chẳng hạn như, việc tập cho trẻ cầm đũa, nhiều người thường lo lắng trẻ cầm vậy nhọn khi ăn thì nguy hiểm nên thường chỉ cho trẻ tập dùng muỗng khi ăn. Trong khi đó, người lớn thường dùng đũa của mình gắp thức ăn cho trẻ. Bên cạnh đó, có trẻ được tập dùng đũa từ sớm nhưng lại không được hướng dẫn ngay từ đầu sau này hình thánh thói quen cầm đủ 5 ngón chạm đũa.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động là điều tốt nhất chúng ta có thể làm để giúp trẻ phát triển. Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm để giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều. Một số cách giúp trẻ các mẹ có thể tham khảo:
- Nếu ý muốn của trẻ là đúng đắn thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ý muốn của mình, khuyến khích trẻ thực hiện và giúp đỡ trẻ khi trẻ cần.
- Hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân trẻ.
- Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.
- Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác.
- Khi cần xử phạt thì không nên đánh, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ lại có những hành vi chống đối như thế. Những lần sau trẻ sẽ nghĩ, không sao đâu, sai ba mẹ đánh 1 cái là xong thôi.
- Có thể xử phạt bằng cách là không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho trẻ nghe.
- Hoạt động đóng vao trong giai đoạn này đối với trẻ vô cùng quang trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “ làm người lớn” thật sự. Chỉ có thể cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai. Vì lúc này trẻ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nên có thể cho trẻ nhập vào những vai mà trẻ thích như: làm cô giáo, bác sĩ…
Có thể cùng chơi với trẻ bằng các trò chơi:
Mẹ chăm sóc em, trẻ muốn thay tả cho em bé thì mẹ có thể cho trẻ chăm sóc búp bê, thay tả cho búp bê…
Bé trai muốn giúp bố rửa xe thì có thể cho bé chơi làm ngừoi bảo trì xe, bố rửa xe bố, trẻ rửa xe đồ chơi của trẻ…
- Xem trẻ như người lớn, hãy cho trẻ được giúp mẹ một số việc như: lấy rổ rá cho mẹ, giúp mẹ nhặt rau, lau bàn, lấy nước cho mẹ… trẻ sẽ rất thích thú khi thực hiện.
- Đừng tiếc lời khen ngợi khi trẻ ngoan hoặc biết làm cái này cái kia giúp bố mẹ để lần sau trẻ sẽ tiếp tục cố gắng.
- Cư xử nhẹ nhàng, kiên nhẫn với trẻ trong mọi trường hợp.
- Nếu đã cho trẻ thực hiện mà trẻ làm sai, hãy hướng dẫn trẻ theo nguyên tắc 3 lần
Lần 1: làm mẫu
Lần 2: làm mẫu và cùng làm Lần 3: làm với sự quan sát của mẹ
- Nên cho trẻ mở rộng các hoạt động giao tiếp bên ngoài với bạn bè cùng lứa. Nên cho trẻ đến trường để trẻ có thêm bạn bè, học thêm các kỹ năng mới và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn.
Điều quan trọng thành công… luôn luôn là “TÌNH YÊU THƯƠNG”… Chúc các mẹ thành công, còn em, em mong đề thi Cao học năm nay ra câu này, hehe :x
Iu cả nhà…
(Sưu tầm từ facebook Akachanshop tại link này http://www.facebook.com/notes/akachanshop-my/kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-t%C3%A2m-l%C3%AD-tu%E1%BB%95i-l%C3%AAn-3/509419849074402)
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012
Ba năm đầu đời của trẻ
Cha mẹ thay đổi khi con thay đổi – Nhật ký hành trình 1.000 ngày
Trong 3 năm đầu đời của bé, cũng là 3 năm đầu tiên chúng ta được mang thiên chức làm cha mẹ, có những niềm hân hoan sâu lắng và cũng có những điều trăn trở tự nhiên, đặc biệt là đối với những ai lần đầu tiên làm cha mẹ. Ngày người phụ nữ mang thai, đến khi bé chào đời, cũng là ngày một thiếu nữ hoang mang bước vào khung cảnh làm mẹ, là lúc thay đổi về mặt tâm sinh lý, cách sống, cách suy nghĩ, cách quan tâm chăm sóc đối với những người xung quanh. Các ông bố vụng về lóng ngóng, bối rối với sữa bột, tã lót, dinh dưỡng, chăm sóc con…
Đây cũng là giai đoạn chúng ta trải qua những niềm vui sướng với không gian nho nhỏ, hãnh diện với những thành quả đầu đời của bé, những bước chân đầu tiên, những chiếc răng sữa đầu tiên, những tiếng nói ê a gọi ba, gọi mẹ… Và đây cũng là giai đoạn dễ mắc phải những thiếu sót mà đôi khi ta không nhận thức được.
Theo quan sát và nghiên cứu từ xã hội học, quá trình định hình nhân cách của một đứa trẻ luôn luôn đi theo giai đoạn 3 năm. Tuy nhiên, chúng ta thường hay nhớ đến các mốc 6 năm, khi con bắt đầu vào tiểu học, hay mốc 12 năm, con bước sang lứa tuổi teen cùng nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý… Thế nhưng chúng ta lại quên đi giai đoạn 3 năm đầu đời, giai đoạn nền tảng để hình thành nhân cách.
Cũng như khi nhìn một tòa nhà, ta thường chú ý đến kiến trúc tổng thể, phòng ốc, thiết kế nội thất, ít khi nào ta nhìn vào nền móng bên dưới. 3 năm đầu đời là nền móng mà không ai nhìn thấy, tuy nhiên móng có vững thì ngôi nhà mới bền chắc với thời gian.
Có những điều không nói ra mà ai cũng biết
Chúng ta thường nghĩ trong giai đoạn 3 năm đầu đời bé chưa nhận thức được nhiều, chỉ biết ăn, ngủ và chơi. Chúng ta cũng chỉ mong đợi bé bú hết sữa, ăn giỏi, ngủ ngoan, khỏe mạnh, không bệnh tật. Bất kỳ cha mẹ nào cũng yêu thương con, và cố gắng để dành những điều tốt đẹp nhất cho con, trang bị những kiến thức để nuôi con từ nhiều nguồn khác nhau: từ sách báo, Internet đến kinh nghiệm của bạn bè, cha mẹ. Chúng ta để ý nhiều đến những chuyển biến về mặt thể chất cho con, dành cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất, sự chăm sóc tối ưu. Tuy nhiên, điều cần phải để ý nhiều nhất trong giai đoạn này, mà đôi khi chúng ta lại ít để ý đến, đó là việc xây dựng nhân cách cho con, dạy cho con những giá trị đạo đức, lối sống, cách cư xử của bé với những người xung quanh. Đặc biệt, đối với những gia đình sống chung với ông bà nội ngoại trong một gia đình có ba thế hệ, sức ép này lại càng lớn hơn, bởi việc giáo dục bé chịu sự tác động của tất cả các thành viên khác trong nhà. Ông bà dạy cháu bằng những kinh nghiệm trong quá khứ, còn chúng ta lần đầu tiên làm cha mẹ, kinh nghiệm ít hơn, kiến thức nuôi dạy con cũng ít, nhưng chúng ta đều muốn dạy con bằng cả trái tim, cho nên nhất định sẽ có sự lệch pha. Bất kỳ ai cũng muốn mang đến điều tốt nhất cho bé, và bọn trẻ con đôi khi rất biết cách lợi dụng tình thương yêu của người lớn, dẫn đến hệ quả là có khi người lớn lại cãi nhau vì bé, trường hợp này không hiếm thấy ở các gia đình. Điều này đòi hỏi ở những bậc cha mẹ phải khéo léo trong việc xử lý tình huống, tinh tế trong việc dung hòa giữa cái cũ và mới, giao thoa giữa cái xưa và nay trong việc giáo dục bé từ những tháng năm đầu đời.
Có những điều không nói ra thì không ai biết
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Thời gian ba năm đầu đời, bé chủ yếu sinh hoạt trong không gian và môi trường gia đình. Mọi người đều kỳ vọng ở bé khỏe mạnh, thông minh, vui tươi, và ngoan ngoãn. Có bao giờ người lớn đưa ra định nghĩa như thế nào được gọi là “ngoan”? Với chúng ta, đôi khi “ngoan” chỉ là không cãi lại, biết vâng lời. Nhưng chúng ta ít biết được rằng khi ta nói và bắt em bé nghe lời, đó là ta đang tiêu diệt khả năng phản biện, khả năng tư duy độc lập của bé. Bé được phép tranh luận với bố mẹ, không được phép hỗn. Hỗn là đưa cảm xúc, cái tôi của mình vào để nói người kia sai. Tranh luận là nói điều mình đúng, bé đang tư duy và bảo vệ chính kiến của mình. Chúng ta cần phân định rõ ràng khái niệm ngoan, khái niệm không ngoan, đưa thành những tiêu chí, và người lớn cần phải dựa vào những tiêu chí đó, để bé tiếp nhận được nguồn thông tin đúng và đồng nhất.
Sự nhầm lẫn tai hại của thế giới hữu hình
Thế giới hữu hình, là những gì hiển hiện, có thể nhìn thấy, chạm đến, những điều có thể cân đong đo đếm được. Trong 3 năm đầu đời, chúng ta thường dành quá nhiều ưu tư, quá nhiều thời gian để lo lắng về thế giới hữu hình, nên cho bé ăn những thức ăn gì, uống loại sữa gì, cho bé đi chơi ở đâu, mặc loại quần áo nào… Điều mà chúng ta cần lưu ý nhất, đó là thế giới vô hình, là tính cách, nhân cách của bé, là tinh thần, tâm hồn, thái độ, nội tâm… thì phần lớn trong chúng ta lại vô tình quên đi. Chỉ khi nào có một hiện tượng bé đi chệch hướng khỏi nếp sinh hoạt bình thường, khi ta muốn chỉnh lại e rằng đã muộn…
Sức mạnh của thế giới vô hình
Ngay khi đặt ra câu hỏi “Chúng ta muốn con mình sau này sẽ trở nên như thế nào?”, các ông bố, bà mẹ trẻ đều nghĩ ngay đến những điều hữu hình, tôi muốn con mình thành bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, doanh nhân… Tất cả đều đúng, đều tốt đẹp, nhưng không hoàn toàn đúng với thời gian. Có bao giờ chúng ta nghĩ giống như nhà văn Sơn Nam: “Tôi muốn con mình trở thành người tử tế”, con mình lớn lên trở thành một người chính trực, trung thực, cho bản thân con, cho gia đình nhỏ, không gian nhỏ của con và cho xã hội. Còn chuyện con theo đuổi ngành nghề gì lại do sức học quyết định, do may mắn, do giáo dục, và phần lớn do cuộc đời tạo ra. Một ngôi nhà có thể chưa hoàn thiện, chưa khang trang như ý muốn, cũng như bản thân chúng ta ngày hôm nay có thể chưa hoàn thiện, nhưng tất cả đều tin rằng ta sẽ hoàn thiện chính mình trong tương lai. Quan trọng hơn cả là nền móng, là giá trị gia đình, là niềm tin, là nghị lực, nội lực bên trong mỗi con người, nó giúp chúng ta đứng vững, không khom lưng, không khuỵu gối, đó mới chính xác là điều chúng ta nên dạy cho con mình.
Trẻ lên ba, cả nhà tập nói
Một điểm rất quan trọng mà các gia đình cần lưu ý khi bé đang tập nói, là khi bé nói sai, chúng ta cần phải sửa cho bé, và sửa ngay lập tức, từng chữ một. Giai đoạn đầu tập nói, bé chưa có khả năng nói rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Và phản ứng thường thấy ở các gia đình, khi em bé nói đớt thì cả nhà nói đớt theo. Bé không nói được chữ “con thương mẹ”, mà thường nói ngọng thành “con shương mẹ”, mọi người trong gia đình đều thấy rất đáng yêu, kể từ đó bất kỳ ai tiếp xúc với bé đều nói chữ “shương”. Kể từ đó, vốn từ của bé mất đi từ “thương” là từ đúng, ngay lập tức bé đã tiếp nhận vốn từ sai. Và khi chúng ta cho bé vốn từ sai thì khi lớn lên khả năng bé nói ngọng là rất lớn. Nghiên cứu khoa học cho thấy, em bé nào nói sai chữ, sai âm thì khi lớn lên khả năng thẩm âm giảm đến 50%, kỹ năng nghe không còn giỏi, tốt, tinh tế như những em bé khác, và khi bé học nhạc hay ngoại ngữ sẽ bị thua thiệt hơn nhiều so với những em bé được bố mẹ sửa cho ngay khi còn nhỏ.
Cha mẹ - làm thế nào để “Dạy con từ thuở lên ba”?
Nuôi con là một hành trình đầy thú vị, không có ngân sách, không có kế hoạch, mà tính bằng từng giây khi chúng ta ở bên cạnh con mình. Khi chúng ta có con, chắc chắn một điều là con sẽ theo ta suốt cuộc đời, dù con lớn đến thế nào thì vẫn là con của chúng ta. Với bản thân ta, ngay cả khi ta đã lớn, đã có gia đình và có tổ ấm riêng, bố mẹ vẫn xem ta như một đứa trẻ, vẫn thương yêu lo lắng cho chúng ta. Vậy chúng ta đã làm được gì cho con mình?
Bất kỳ bố mẹ nào cũng yêu con, và nên thể hiện tình cảm với con mình. Hãy yêu thương con theo cách mà chúng ta muốn được yêu thương. Không phải ai cũng biết cách bày tỏ tình cảm với con, nhưng hãy bắt đầu bằng hai cách: vuốt ve và nói chuyện với bé. Chúng ta nhớ lại bài học nuôi con theo phương pháp kangaroo, ôm bé vào lòng, vuốt ve làn da bé, nắm tay bé, xoa lưng bé, xoa đầu bé, mân mê từng lọn tóc của bé… Bé sẽ cảm nhận được tình thương, cảm nhận được làn da của người thân thông qua xúc giác, hơi ấm tỏa ra từ thân nhiệt của cha mẹ, mùi hương cơ thể của mẹ… có khi bé sẽ ghi nhớ đến suốt đời. Nghiên cứu khoa học cho thấy trong 3 năm đầu tiên, việc va chạm thân thể và nói chuyện với con quan trọng gấp nhiều lần so với dinh dưỡng.
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn…
Những người mẹ bây giờ ít hát ru con, ôm con vào lòng và hát ru cho bé ngủ. Tất cả những điệu hát ru, kể chuyện, nói chuyện với bé để bé cảm nhận được âm thanh, ngữ điệu trong lời nói của bố mẹ. Trước khi cho bé ngủ, khi bé còn thức, chúng ta quay đầu lại và nói chuyện với con. Chúng ta có thể đọc truyện cho con trước khi ngủ, để ngữ điệu và cảm xúc của chúng ta sống thật với nhân vật. Chúng ta hãy tập cách nói chuyện với con, khi vui cũng như khi buồn, khi tâm trạng như thế nào đều có thể nói chuyện với bé, kể chuyện cho bé nghe, những việc chúng ta làm trong ngày, những điều chúng ta đã gặp trong cuộc sống… Có thể bé sẽ không hiểu được hoặc hiểu rất ít về nội dung câu chuyện chúng ta kể, nhưng điều bé cảm nhận được là tình cảm trong câu chuyện, là chất giọng của bố mẹ, là hơi thở, ngữ điệu, nhịp điệu, tốc độ của lời nói. Kết quả là vốn từ của bé tăng rất nhanh, khả năng thẩm âm cực kỳ tốt, và sự gắn bó, sự tin tưởng của bé với mẹ, với người thân trong gia đình, sau một tháng tăng lên đến 120%. Trong 3 năm đầu tiên của bé, thì tình cảm, sự nói chuyện, quan tâm chia sẻ, còn hơn cả thức ăn, sữa, dinh dưỡng. Sự tương giao của bố mẹ với con mình không chiếm nhiều thời gian, nhưng mang lại hiệu quả rất lớn, mà bố mẹ thường bỏ sót.
Có những điều không nói ra nhưng ai cũng muốn
Khi chúng ta tương tác với con mình, làm cho con cảm nhận rằng con không phải là nhân vật số một, không phải ông vua trong nhà, nhưng trên hết, bé sẽ cảm nhận được bé là người mà chúng ta tin tưởng. Khi chúng ta vuốt ve, nói chuyện với một ai đó, có nghĩa là chúng ta đang tin tưởng họ, và bé cũng cảm nhận được điều đó. Khi bé biết mình được tin thì hệ quả là bé sẽ tự tin. Khi chúng ta tin bé, nói chuyện với bé bằng lòng tin, ta quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương, tin tưởng bé, thì những giá trị đó sẽ ở lại bên trong bé. Tự tin là điều không thể mua hay vay mượn, và cũng không thể học được, mà nó nằm lại bên trong chúng ta, toát ra từ vẻ bên ngoài, qua ánh mắt, dáng đi, qua cách ta tiếp xúc với người khác, cách chúng ta sống và cư xử với môi trường xung quanh. Tự tin có thể đến từ kiến thức, từ mối quan hệ xã hội, có thể đến từ sức khỏe, nhưng cội rễ bên trong vẫn đến từ gia đình, mà phần lớn chúng ta thường bỏ quên. Khi bé ở nhà được bố mẹ thương yêu, được bố mẹ nói chuyện, quan tâm chăm sóc, vuốt ve, thì hãy yên tâm rằng bé sẽ tự tin bước ra cuộc sống bên ngoài. Chúng ta hãy cho con sự tự tin bằng nói chuyện với con, vuốt ve con, quan tâm, chăm sóc.
3 năm đầu tiên là giai đoạn định hình tất cả các loại hình tính cách: yêu thương, giận hờn, ganh ghét… Điều mà chúng ta ít biết, đó là giai đoạn này cũng là hình thành nhân cách. Điều tiên quyết trong việc định hình và hoàn thiện nhân cách, đó là thông qua sự TỰ TIN.
Khi ở nhà, chúng ta chăm sóc bé thông qua vuốt ve, va chạm, nói chuyện với bé, và khi đi ra ngoài xã hội, chúng ta xây dựng cho bé sự tự tin bằng việc dẫn bé theo mỗi khi đi chơi với bạn bè, khi đi siêu thị mua sắm, đến những nơi chúng ta cho rằng có thể đảm bảo an toàn cho bé. Để cho bé được tiếp xúc với người lạ, với môi trường lạ, với âm thanh lạ, từ đó bé sẽ có thêm thông tin, hình ảnh, hình khối, màu sắc, âm thanh, tự nhiên bên trong bé sẽ xuất hiện sự tự tin. Bé sẽ có trải nghiệm cuộc sống rất thú vị.
Khi chúng ta dạy con trong 3 năm đầu đời, chúng ta có để ý rằng con là hình ảnh phản chiếu chính xác hình ảnh của bố mẹ? Chính vì vậy khi dạy con, chúng ta chính xác hơn là đang dạy chính mình. Khi con gọi “ba ơi”, “mẹ ơi”, chúng ta thường trả lời “ừ”, hoặc “cái gì”, còn khi chúng ta gọi con, chúng ta chờ đợi bé nói chữ “dạ”. Từ đó đứa bé có 2 dạng phản ứng, khi chúng ta gọi bé thì bé sẽ trả lời “cái gì” thay cho “dạ”. Bé nào thông minh hơn thì ngay lập tức hình thành trong bộ não bé 2 dạng thông tin, từ trong vô thức bé đã hình thành nên sự đối phó, chúng ta đã vô tình dạy con nói dối.
Bé trong 3 năm đầu đời học qua thông tin rất ít, chủ yếu bé học qua hình ảnh và phản ánh chính xác những điều ta dạy cho bé. Vì vậy, khi bé gọi ba, gọi mẹ, điều hiển nhiên là bố mẹ cũng phải “dạ”. Lâu ngày sẽ trở thành phản ứng tự nhiên, bố mẹ nói chuyện với nhau cũng phải dạ, trước khi nói bất kỳ điều gì cũng phải có chữ dạ. Cũng như chúng ta lễ phép với ông bà nội ngoại, thì bé nhìn thấy sẽ tự động lễ phép với bố mẹ. Vì vậy bố mẹ cần phải thay đổi cách hành xử của mình, để có thể dạy bé sự LỄ PHÉP. Tự tin là giá trị của chính bản thân bé, còn LỄ PHÉP là giá trị của cộng đồng, kính trên nhường dưới. Để dạy cho bé tính lễ phép, ta chỉ cần cho bé nhớ 4 chữ: Cảm ơn – Xin lỗi – Đi thưa – Về chào. Ai cho con cái gì, ai làm cho con bất kỳ chuyện gì, con đều phải cảm ơn. Khi cảm ơn con phải nhìn vào mắt người khác, và nói cảm ơn bằng cả trái tim, nói dõng dạc, tròn vành rõ chữ, không phải lí nhí cúi đầu xuống đất. Nếu con làm sai bất kỳ chuyện gì dù là nhỏ nhất, con cũng phải xin lỗi. Cảm ơn và xin lỗi không làm mất đi giá trị của con người, nó chỉ làm cho chúng ta đẹp hơn. Từ đó có thể phát huy thành từng biểu hiện khác nhau, tùy theo văn hóa của gia đình, ví dụ như đưa cho người lớn phải đưa bằng hai tay, ăn cơm phải mời người lớn, đó là tùy theo từng gia đình, nhưng nền tảng của lễ phép nằm chỉ nằm lại ở 4 chữ Cảm ơn – Xin lỗi – Đi thưa – Về chào. Khi bé cư xử trong môi trường gia đình, môi trường nho nhỏ xung quanh, hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, bé thực hành một cách nhẹ nhàng, duyên dáng, thật lòng, thì hãy yên tâm rằng khi bé bước ra ngoài cuộc sống bé sẽ không quá tự tin, cũng không quá rụt rè nhút nhát.
Bên cạnh đó, hãy giao cho bé những công việc nho nhỏ, phụ giúp bố mẹ và người thân trong gia đình, như giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, tưới cây trong vườn… để bé biết rằng bé có thể làm được. Nếu bé làm sai, hãy sửa cho bé, đừng quá khắt khe và làm cho bé cảm thấy nặng nề và bị tổn thương. Và một khi bé đã làm được, đã thành công thì chúng ta phải khen ngợi, ủng hộ, khuyến khích bé.
“Nếu con giỏi sẽ có người giỏi hơn con, nếu con giàu sẽ có người giàu hơn con, nhưng nếu con trung thực thì sẽ không có ai trung thực hơn con, vì bản chất của sự trung thực là trung thực.”
Điều cuối cùng chúng ta cần dạy cho bé trong giai đoạn 3 năm đầu đời, đó là sự TRUNG THỰC, mà phần lớn chúng ta quên điều này. Đây là khái niệm rất vô hình, mỗi người có một cách diễn dịch sự trung thực khác nhau. Bước đầu tiên, đơn giản nhất, chỉ là gọi tên đúng sự việc. Đúng nói đúng, sai nói sai, có nói có, không nói không. Thứ hai, nếu bé làm sai thì phải nhận, sai thì sửa. Có khi chúng ta không kiềm chế được cơn nóng giận và trách mắng bé, vì chúng ta kỳ vọng nơi bé quá nhiều, khi bé không như chúng ta mong muốn thì chúng ta trút hết sự bực tức lên đầu bé. Người lớn đã vô tình gieo vào đầu con trẻ hình ảnh của một “hung thần”. Người lớn chúng ta, ít ai để ý rằng chúng ta trưởng thành thông qua lỗi lầm của chính mình, qua những gì ta làm sai, để không phải làm sai nữa. Hãy nhẹ nhàng mỗi khi bé làm sai, để bé biết nhận lỗi và sửa lỗi, đó là cách giúp cho con sự trưởng thành. Hãy phân tích cho bé thấy điều gì là đúng, điều gì chưa đúng, để bé cảm giác bé là một phần của câu chuyện. Trung thực là câu chuyện chúng ta có thể lấy ra từ cuộc sống, từ cách cư xử hàng ngày, ta lấy ra để nói chuyện với con và dạy cho con.
Một biểu hiện khác của sự trung thực đó là giữ lời hứa. Với bé 3 tuổi, những trò chơi giải trí sẽ là chơi điện tử, đi công viên, những trò chơi trong khu vui chơi. Sự trung thực cũng có thể được giáo dục trong khi chơi. Luôn luôn đặt cho bé những câu hỏi, dạy con bằng những câu hỏi, để đặt ra giới hạn, và bé cần phải biết giới hạn của mình. Và khi hết giới hạn của mình rồi thì bé luôn luôn tìm cách mở rộng giới hạn. Chúng ta là người lớn, hãy là người đặt ra luật chơi, không nên nuông chiều theo ý muốn của bé. Một điều rất công bằng, hôm nay con muốn chơi trò này, mỗi trò được 2 đồng, hết không được xin thêm. Con muốn chơi 30 phút, muốn chơi nhiều hơn thì phải yêu cầu sớm hơn, bố mẹ tuyệt đối không nên nhượng bộ. Bé phải chịu trách nhiệm với lời nói, với hành vi của mình, điều này giúp hình thành nền tảng. Và nhất là khuyến khích bé không bỏ cuộc. Đã chơi thì phải chơi hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng. Khi đã có nền tảng, khi lớn lên bé xin phép đi chơi với ai, ở đâu, mấy giờ về, thì bé sẽ tự giác tuân thủ theo giới hạn mình đã đặt ra.
Khi bé đã có sự tự tin, lễ phép và sự trung thực, khi trưởng thành bé sẽ biết không gây tổn hại cho bản thân, không gây tổn hại cho người khác. Đừng để ý quá nhiều về thế giới hữu hình, bao gồm ăn uống, quần áo, đồ đạc trong nhà, đồ chơi… Hãy chú trọng nhiều đến thế giới vô hình, bao gồm ý thức, nhân cách, quá trình định hình nhân cách quan trọng nhất là tự tin, lễ phép, trung thực. Bé có một năng lực để chơi, đón nhận những thông tin mới, khoảng không gian càng lớn. Với ba giá trị này thì bé sẽ đứng vững với thế giới bên ngoài.
Sau nền tảng 3 năm đầu đời, việc xây dựng tính tự kỷ luật bản thân sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tính kỷ luật bản thân, có nghĩa sẵn sàng kìm nén ham muốn, không bộc lộ phản ứng nhất thời và suy nghĩ xem lợi hại, hệ quả của nó như thế nào. Những người kiểm soát được điều này sẽ thành đạt khi trưởng thành.
Hãy dạy cho con nói điều mình làm và làm điều mình nói.
Trong 3 năm đầu đời, chúng ta chỉ cần dạy cho con sự tự tin, trung thực, lễ phép. Lớn hơn nữa thì dạy con tự kỷ luật bản thân (4-6 tuổi). Khi đã dạy cho con về giá trị bản thân, khi có một kết quả xấu thì dạy lại không được, sửa điều đó là câu chuyện cực kỳ gian truân và đầy nước mắt. Thay vì sửa, chúng ta hãy gieo cho con từ lúc con nhỏ, lúc sinh con ra là bắt đầu nói chuyện với con, bắt đầu vuốt ve con đến năm 3 tuổi. Nếu chúng ta giữ được nói chuyện và vuốt ve mức độ giảm dần đi thì đã là một thành công cho gia đình.
Trong quá trình trưởng thành, hãy dạy cho con cách đón nhận những quan điểm trái chiều, xây dựng nhân cách cho con. Nuôi con là việc không hề đơn giản, dạy con là một hành trình gian truân đến suốt đời…
(transcript từ hội thảo Ba năm đầu đời)
(Sưu tầm từ facebook của Tou Péo tại http://www.facebook.com/notes/tou-p%C3%A9o/ba-n%C4%83m-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-tr%E1%BA%BB-hi%E1%BB%83u-%C4%91%E1%BB%83-y%C3%AAu-th%C6%B0%C6%A1ng/406546479383269)
-------------------
Túm lại là:
- Chú trọng việc xây dựng nhân cách cho trẻ
- Bày tỏ tình cảm với con bằng 2 cách: vuốt ve và nói chuyện
- Trong 3 năm đầu đời, hãy dạy bé:
* Tự tin: tin bé, nói chuyện với bé bằng lòng tin, quan tâm, chia sẻ, yêu thương, cho bé tiếp xúc với môi trường lạ, người lạ
* Lễ phép: dạy bé Cảm ơn - Xin lỗi - Đi thưa - Về chào. Sửa sai cho bé, tránh khắt khe với bé. Khen ngợi, khuyến khích bé khi bé làm được.
* Trung thực: nêu đúng sự việc, sai phải nhận và sửa, phân tích đúng sai cho bé. Giữ lời hứa. Đặt ra giới hạn cho bé và làm đúng.
- Dạy con "nói điều mình làm" và "làm điều mình nói".
Trong 3 năm đầu đời của bé, cũng là 3 năm đầu tiên chúng ta được mang thiên chức làm cha mẹ, có những niềm hân hoan sâu lắng và cũng có những điều trăn trở tự nhiên, đặc biệt là đối với những ai lần đầu tiên làm cha mẹ. Ngày người phụ nữ mang thai, đến khi bé chào đời, cũng là ngày một thiếu nữ hoang mang bước vào khung cảnh làm mẹ, là lúc thay đổi về mặt tâm sinh lý, cách sống, cách suy nghĩ, cách quan tâm chăm sóc đối với những người xung quanh. Các ông bố vụng về lóng ngóng, bối rối với sữa bột, tã lót, dinh dưỡng, chăm sóc con…
Đây cũng là giai đoạn chúng ta trải qua những niềm vui sướng với không gian nho nhỏ, hãnh diện với những thành quả đầu đời của bé, những bước chân đầu tiên, những chiếc răng sữa đầu tiên, những tiếng nói ê a gọi ba, gọi mẹ… Và đây cũng là giai đoạn dễ mắc phải những thiếu sót mà đôi khi ta không nhận thức được.
Theo quan sát và nghiên cứu từ xã hội học, quá trình định hình nhân cách của một đứa trẻ luôn luôn đi theo giai đoạn 3 năm. Tuy nhiên, chúng ta thường hay nhớ đến các mốc 6 năm, khi con bắt đầu vào tiểu học, hay mốc 12 năm, con bước sang lứa tuổi teen cùng nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý… Thế nhưng chúng ta lại quên đi giai đoạn 3 năm đầu đời, giai đoạn nền tảng để hình thành nhân cách.
Cũng như khi nhìn một tòa nhà, ta thường chú ý đến kiến trúc tổng thể, phòng ốc, thiết kế nội thất, ít khi nào ta nhìn vào nền móng bên dưới. 3 năm đầu đời là nền móng mà không ai nhìn thấy, tuy nhiên móng có vững thì ngôi nhà mới bền chắc với thời gian.
Có những điều không nói ra mà ai cũng biết
Chúng ta thường nghĩ trong giai đoạn 3 năm đầu đời bé chưa nhận thức được nhiều, chỉ biết ăn, ngủ và chơi. Chúng ta cũng chỉ mong đợi bé bú hết sữa, ăn giỏi, ngủ ngoan, khỏe mạnh, không bệnh tật. Bất kỳ cha mẹ nào cũng yêu thương con, và cố gắng để dành những điều tốt đẹp nhất cho con, trang bị những kiến thức để nuôi con từ nhiều nguồn khác nhau: từ sách báo, Internet đến kinh nghiệm của bạn bè, cha mẹ. Chúng ta để ý nhiều đến những chuyển biến về mặt thể chất cho con, dành cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất, sự chăm sóc tối ưu. Tuy nhiên, điều cần phải để ý nhiều nhất trong giai đoạn này, mà đôi khi chúng ta lại ít để ý đến, đó là việc xây dựng nhân cách cho con, dạy cho con những giá trị đạo đức, lối sống, cách cư xử của bé với những người xung quanh. Đặc biệt, đối với những gia đình sống chung với ông bà nội ngoại trong một gia đình có ba thế hệ, sức ép này lại càng lớn hơn, bởi việc giáo dục bé chịu sự tác động của tất cả các thành viên khác trong nhà. Ông bà dạy cháu bằng những kinh nghiệm trong quá khứ, còn chúng ta lần đầu tiên làm cha mẹ, kinh nghiệm ít hơn, kiến thức nuôi dạy con cũng ít, nhưng chúng ta đều muốn dạy con bằng cả trái tim, cho nên nhất định sẽ có sự lệch pha. Bất kỳ ai cũng muốn mang đến điều tốt nhất cho bé, và bọn trẻ con đôi khi rất biết cách lợi dụng tình thương yêu của người lớn, dẫn đến hệ quả là có khi người lớn lại cãi nhau vì bé, trường hợp này không hiếm thấy ở các gia đình. Điều này đòi hỏi ở những bậc cha mẹ phải khéo léo trong việc xử lý tình huống, tinh tế trong việc dung hòa giữa cái cũ và mới, giao thoa giữa cái xưa và nay trong việc giáo dục bé từ những tháng năm đầu đời.
Có những điều không nói ra thì không ai biết
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Thời gian ba năm đầu đời, bé chủ yếu sinh hoạt trong không gian và môi trường gia đình. Mọi người đều kỳ vọng ở bé khỏe mạnh, thông minh, vui tươi, và ngoan ngoãn. Có bao giờ người lớn đưa ra định nghĩa như thế nào được gọi là “ngoan”? Với chúng ta, đôi khi “ngoan” chỉ là không cãi lại, biết vâng lời. Nhưng chúng ta ít biết được rằng khi ta nói và bắt em bé nghe lời, đó là ta đang tiêu diệt khả năng phản biện, khả năng tư duy độc lập của bé. Bé được phép tranh luận với bố mẹ, không được phép hỗn. Hỗn là đưa cảm xúc, cái tôi của mình vào để nói người kia sai. Tranh luận là nói điều mình đúng, bé đang tư duy và bảo vệ chính kiến của mình. Chúng ta cần phân định rõ ràng khái niệm ngoan, khái niệm không ngoan, đưa thành những tiêu chí, và người lớn cần phải dựa vào những tiêu chí đó, để bé tiếp nhận được nguồn thông tin đúng và đồng nhất.
Sự nhầm lẫn tai hại của thế giới hữu hình
Thế giới hữu hình, là những gì hiển hiện, có thể nhìn thấy, chạm đến, những điều có thể cân đong đo đếm được. Trong 3 năm đầu đời, chúng ta thường dành quá nhiều ưu tư, quá nhiều thời gian để lo lắng về thế giới hữu hình, nên cho bé ăn những thức ăn gì, uống loại sữa gì, cho bé đi chơi ở đâu, mặc loại quần áo nào… Điều mà chúng ta cần lưu ý nhất, đó là thế giới vô hình, là tính cách, nhân cách của bé, là tinh thần, tâm hồn, thái độ, nội tâm… thì phần lớn trong chúng ta lại vô tình quên đi. Chỉ khi nào có một hiện tượng bé đi chệch hướng khỏi nếp sinh hoạt bình thường, khi ta muốn chỉnh lại e rằng đã muộn…
Sức mạnh của thế giới vô hình
Ngay khi đặt ra câu hỏi “Chúng ta muốn con mình sau này sẽ trở nên như thế nào?”, các ông bố, bà mẹ trẻ đều nghĩ ngay đến những điều hữu hình, tôi muốn con mình thành bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, doanh nhân… Tất cả đều đúng, đều tốt đẹp, nhưng không hoàn toàn đúng với thời gian. Có bao giờ chúng ta nghĩ giống như nhà văn Sơn Nam: “Tôi muốn con mình trở thành người tử tế”, con mình lớn lên trở thành một người chính trực, trung thực, cho bản thân con, cho gia đình nhỏ, không gian nhỏ của con và cho xã hội. Còn chuyện con theo đuổi ngành nghề gì lại do sức học quyết định, do may mắn, do giáo dục, và phần lớn do cuộc đời tạo ra. Một ngôi nhà có thể chưa hoàn thiện, chưa khang trang như ý muốn, cũng như bản thân chúng ta ngày hôm nay có thể chưa hoàn thiện, nhưng tất cả đều tin rằng ta sẽ hoàn thiện chính mình trong tương lai. Quan trọng hơn cả là nền móng, là giá trị gia đình, là niềm tin, là nghị lực, nội lực bên trong mỗi con người, nó giúp chúng ta đứng vững, không khom lưng, không khuỵu gối, đó mới chính xác là điều chúng ta nên dạy cho con mình.
Trẻ lên ba, cả nhà tập nói
Một điểm rất quan trọng mà các gia đình cần lưu ý khi bé đang tập nói, là khi bé nói sai, chúng ta cần phải sửa cho bé, và sửa ngay lập tức, từng chữ một. Giai đoạn đầu tập nói, bé chưa có khả năng nói rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Và phản ứng thường thấy ở các gia đình, khi em bé nói đớt thì cả nhà nói đớt theo. Bé không nói được chữ “con thương mẹ”, mà thường nói ngọng thành “con shương mẹ”, mọi người trong gia đình đều thấy rất đáng yêu, kể từ đó bất kỳ ai tiếp xúc với bé đều nói chữ “shương”. Kể từ đó, vốn từ của bé mất đi từ “thương” là từ đúng, ngay lập tức bé đã tiếp nhận vốn từ sai. Và khi chúng ta cho bé vốn từ sai thì khi lớn lên khả năng bé nói ngọng là rất lớn. Nghiên cứu khoa học cho thấy, em bé nào nói sai chữ, sai âm thì khi lớn lên khả năng thẩm âm giảm đến 50%, kỹ năng nghe không còn giỏi, tốt, tinh tế như những em bé khác, và khi bé học nhạc hay ngoại ngữ sẽ bị thua thiệt hơn nhiều so với những em bé được bố mẹ sửa cho ngay khi còn nhỏ.
Cha mẹ - làm thế nào để “Dạy con từ thuở lên ba”?
Nuôi con là một hành trình đầy thú vị, không có ngân sách, không có kế hoạch, mà tính bằng từng giây khi chúng ta ở bên cạnh con mình. Khi chúng ta có con, chắc chắn một điều là con sẽ theo ta suốt cuộc đời, dù con lớn đến thế nào thì vẫn là con của chúng ta. Với bản thân ta, ngay cả khi ta đã lớn, đã có gia đình và có tổ ấm riêng, bố mẹ vẫn xem ta như một đứa trẻ, vẫn thương yêu lo lắng cho chúng ta. Vậy chúng ta đã làm được gì cho con mình?
Bất kỳ bố mẹ nào cũng yêu con, và nên thể hiện tình cảm với con mình. Hãy yêu thương con theo cách mà chúng ta muốn được yêu thương. Không phải ai cũng biết cách bày tỏ tình cảm với con, nhưng hãy bắt đầu bằng hai cách: vuốt ve và nói chuyện với bé. Chúng ta nhớ lại bài học nuôi con theo phương pháp kangaroo, ôm bé vào lòng, vuốt ve làn da bé, nắm tay bé, xoa lưng bé, xoa đầu bé, mân mê từng lọn tóc của bé… Bé sẽ cảm nhận được tình thương, cảm nhận được làn da của người thân thông qua xúc giác, hơi ấm tỏa ra từ thân nhiệt của cha mẹ, mùi hương cơ thể của mẹ… có khi bé sẽ ghi nhớ đến suốt đời. Nghiên cứu khoa học cho thấy trong 3 năm đầu tiên, việc va chạm thân thể và nói chuyện với con quan trọng gấp nhiều lần so với dinh dưỡng.
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn…
Những người mẹ bây giờ ít hát ru con, ôm con vào lòng và hát ru cho bé ngủ. Tất cả những điệu hát ru, kể chuyện, nói chuyện với bé để bé cảm nhận được âm thanh, ngữ điệu trong lời nói của bố mẹ. Trước khi cho bé ngủ, khi bé còn thức, chúng ta quay đầu lại và nói chuyện với con. Chúng ta có thể đọc truyện cho con trước khi ngủ, để ngữ điệu và cảm xúc của chúng ta sống thật với nhân vật. Chúng ta hãy tập cách nói chuyện với con, khi vui cũng như khi buồn, khi tâm trạng như thế nào đều có thể nói chuyện với bé, kể chuyện cho bé nghe, những việc chúng ta làm trong ngày, những điều chúng ta đã gặp trong cuộc sống… Có thể bé sẽ không hiểu được hoặc hiểu rất ít về nội dung câu chuyện chúng ta kể, nhưng điều bé cảm nhận được là tình cảm trong câu chuyện, là chất giọng của bố mẹ, là hơi thở, ngữ điệu, nhịp điệu, tốc độ của lời nói. Kết quả là vốn từ của bé tăng rất nhanh, khả năng thẩm âm cực kỳ tốt, và sự gắn bó, sự tin tưởng của bé với mẹ, với người thân trong gia đình, sau một tháng tăng lên đến 120%. Trong 3 năm đầu tiên của bé, thì tình cảm, sự nói chuyện, quan tâm chia sẻ, còn hơn cả thức ăn, sữa, dinh dưỡng. Sự tương giao của bố mẹ với con mình không chiếm nhiều thời gian, nhưng mang lại hiệu quả rất lớn, mà bố mẹ thường bỏ sót.
Có những điều không nói ra nhưng ai cũng muốn
Khi chúng ta tương tác với con mình, làm cho con cảm nhận rằng con không phải là nhân vật số một, không phải ông vua trong nhà, nhưng trên hết, bé sẽ cảm nhận được bé là người mà chúng ta tin tưởng. Khi chúng ta vuốt ve, nói chuyện với một ai đó, có nghĩa là chúng ta đang tin tưởng họ, và bé cũng cảm nhận được điều đó. Khi bé biết mình được tin thì hệ quả là bé sẽ tự tin. Khi chúng ta tin bé, nói chuyện với bé bằng lòng tin, ta quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương, tin tưởng bé, thì những giá trị đó sẽ ở lại bên trong bé. Tự tin là điều không thể mua hay vay mượn, và cũng không thể học được, mà nó nằm lại bên trong chúng ta, toát ra từ vẻ bên ngoài, qua ánh mắt, dáng đi, qua cách ta tiếp xúc với người khác, cách chúng ta sống và cư xử với môi trường xung quanh. Tự tin có thể đến từ kiến thức, từ mối quan hệ xã hội, có thể đến từ sức khỏe, nhưng cội rễ bên trong vẫn đến từ gia đình, mà phần lớn chúng ta thường bỏ quên. Khi bé ở nhà được bố mẹ thương yêu, được bố mẹ nói chuyện, quan tâm chăm sóc, vuốt ve, thì hãy yên tâm rằng bé sẽ tự tin bước ra cuộc sống bên ngoài. Chúng ta hãy cho con sự tự tin bằng nói chuyện với con, vuốt ve con, quan tâm, chăm sóc.
3 năm đầu tiên là giai đoạn định hình tất cả các loại hình tính cách: yêu thương, giận hờn, ganh ghét… Điều mà chúng ta ít biết, đó là giai đoạn này cũng là hình thành nhân cách. Điều tiên quyết trong việc định hình và hoàn thiện nhân cách, đó là thông qua sự TỰ TIN.
Khi ở nhà, chúng ta chăm sóc bé thông qua vuốt ve, va chạm, nói chuyện với bé, và khi đi ra ngoài xã hội, chúng ta xây dựng cho bé sự tự tin bằng việc dẫn bé theo mỗi khi đi chơi với bạn bè, khi đi siêu thị mua sắm, đến những nơi chúng ta cho rằng có thể đảm bảo an toàn cho bé. Để cho bé được tiếp xúc với người lạ, với môi trường lạ, với âm thanh lạ, từ đó bé sẽ có thêm thông tin, hình ảnh, hình khối, màu sắc, âm thanh, tự nhiên bên trong bé sẽ xuất hiện sự tự tin. Bé sẽ có trải nghiệm cuộc sống rất thú vị.
Khi chúng ta dạy con trong 3 năm đầu đời, chúng ta có để ý rằng con là hình ảnh phản chiếu chính xác hình ảnh của bố mẹ? Chính vì vậy khi dạy con, chúng ta chính xác hơn là đang dạy chính mình. Khi con gọi “ba ơi”, “mẹ ơi”, chúng ta thường trả lời “ừ”, hoặc “cái gì”, còn khi chúng ta gọi con, chúng ta chờ đợi bé nói chữ “dạ”. Từ đó đứa bé có 2 dạng phản ứng, khi chúng ta gọi bé thì bé sẽ trả lời “cái gì” thay cho “dạ”. Bé nào thông minh hơn thì ngay lập tức hình thành trong bộ não bé 2 dạng thông tin, từ trong vô thức bé đã hình thành nên sự đối phó, chúng ta đã vô tình dạy con nói dối.
Bé trong 3 năm đầu đời học qua thông tin rất ít, chủ yếu bé học qua hình ảnh và phản ánh chính xác những điều ta dạy cho bé. Vì vậy, khi bé gọi ba, gọi mẹ, điều hiển nhiên là bố mẹ cũng phải “dạ”. Lâu ngày sẽ trở thành phản ứng tự nhiên, bố mẹ nói chuyện với nhau cũng phải dạ, trước khi nói bất kỳ điều gì cũng phải có chữ dạ. Cũng như chúng ta lễ phép với ông bà nội ngoại, thì bé nhìn thấy sẽ tự động lễ phép với bố mẹ. Vì vậy bố mẹ cần phải thay đổi cách hành xử của mình, để có thể dạy bé sự LỄ PHÉP. Tự tin là giá trị của chính bản thân bé, còn LỄ PHÉP là giá trị của cộng đồng, kính trên nhường dưới. Để dạy cho bé tính lễ phép, ta chỉ cần cho bé nhớ 4 chữ: Cảm ơn – Xin lỗi – Đi thưa – Về chào. Ai cho con cái gì, ai làm cho con bất kỳ chuyện gì, con đều phải cảm ơn. Khi cảm ơn con phải nhìn vào mắt người khác, và nói cảm ơn bằng cả trái tim, nói dõng dạc, tròn vành rõ chữ, không phải lí nhí cúi đầu xuống đất. Nếu con làm sai bất kỳ chuyện gì dù là nhỏ nhất, con cũng phải xin lỗi. Cảm ơn và xin lỗi không làm mất đi giá trị của con người, nó chỉ làm cho chúng ta đẹp hơn. Từ đó có thể phát huy thành từng biểu hiện khác nhau, tùy theo văn hóa của gia đình, ví dụ như đưa cho người lớn phải đưa bằng hai tay, ăn cơm phải mời người lớn, đó là tùy theo từng gia đình, nhưng nền tảng của lễ phép nằm chỉ nằm lại ở 4 chữ Cảm ơn – Xin lỗi – Đi thưa – Về chào. Khi bé cư xử trong môi trường gia đình, môi trường nho nhỏ xung quanh, hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, bé thực hành một cách nhẹ nhàng, duyên dáng, thật lòng, thì hãy yên tâm rằng khi bé bước ra ngoài cuộc sống bé sẽ không quá tự tin, cũng không quá rụt rè nhút nhát.
Bên cạnh đó, hãy giao cho bé những công việc nho nhỏ, phụ giúp bố mẹ và người thân trong gia đình, như giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, tưới cây trong vườn… để bé biết rằng bé có thể làm được. Nếu bé làm sai, hãy sửa cho bé, đừng quá khắt khe và làm cho bé cảm thấy nặng nề và bị tổn thương. Và một khi bé đã làm được, đã thành công thì chúng ta phải khen ngợi, ủng hộ, khuyến khích bé.
“Nếu con giỏi sẽ có người giỏi hơn con, nếu con giàu sẽ có người giàu hơn con, nhưng nếu con trung thực thì sẽ không có ai trung thực hơn con, vì bản chất của sự trung thực là trung thực.”
Điều cuối cùng chúng ta cần dạy cho bé trong giai đoạn 3 năm đầu đời, đó là sự TRUNG THỰC, mà phần lớn chúng ta quên điều này. Đây là khái niệm rất vô hình, mỗi người có một cách diễn dịch sự trung thực khác nhau. Bước đầu tiên, đơn giản nhất, chỉ là gọi tên đúng sự việc. Đúng nói đúng, sai nói sai, có nói có, không nói không. Thứ hai, nếu bé làm sai thì phải nhận, sai thì sửa. Có khi chúng ta không kiềm chế được cơn nóng giận và trách mắng bé, vì chúng ta kỳ vọng nơi bé quá nhiều, khi bé không như chúng ta mong muốn thì chúng ta trút hết sự bực tức lên đầu bé. Người lớn đã vô tình gieo vào đầu con trẻ hình ảnh của một “hung thần”. Người lớn chúng ta, ít ai để ý rằng chúng ta trưởng thành thông qua lỗi lầm của chính mình, qua những gì ta làm sai, để không phải làm sai nữa. Hãy nhẹ nhàng mỗi khi bé làm sai, để bé biết nhận lỗi và sửa lỗi, đó là cách giúp cho con sự trưởng thành. Hãy phân tích cho bé thấy điều gì là đúng, điều gì chưa đúng, để bé cảm giác bé là một phần của câu chuyện. Trung thực là câu chuyện chúng ta có thể lấy ra từ cuộc sống, từ cách cư xử hàng ngày, ta lấy ra để nói chuyện với con và dạy cho con.
Một biểu hiện khác của sự trung thực đó là giữ lời hứa. Với bé 3 tuổi, những trò chơi giải trí sẽ là chơi điện tử, đi công viên, những trò chơi trong khu vui chơi. Sự trung thực cũng có thể được giáo dục trong khi chơi. Luôn luôn đặt cho bé những câu hỏi, dạy con bằng những câu hỏi, để đặt ra giới hạn, và bé cần phải biết giới hạn của mình. Và khi hết giới hạn của mình rồi thì bé luôn luôn tìm cách mở rộng giới hạn. Chúng ta là người lớn, hãy là người đặt ra luật chơi, không nên nuông chiều theo ý muốn của bé. Một điều rất công bằng, hôm nay con muốn chơi trò này, mỗi trò được 2 đồng, hết không được xin thêm. Con muốn chơi 30 phút, muốn chơi nhiều hơn thì phải yêu cầu sớm hơn, bố mẹ tuyệt đối không nên nhượng bộ. Bé phải chịu trách nhiệm với lời nói, với hành vi của mình, điều này giúp hình thành nền tảng. Và nhất là khuyến khích bé không bỏ cuộc. Đã chơi thì phải chơi hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng. Khi đã có nền tảng, khi lớn lên bé xin phép đi chơi với ai, ở đâu, mấy giờ về, thì bé sẽ tự giác tuân thủ theo giới hạn mình đã đặt ra.
Khi bé đã có sự tự tin, lễ phép và sự trung thực, khi trưởng thành bé sẽ biết không gây tổn hại cho bản thân, không gây tổn hại cho người khác. Đừng để ý quá nhiều về thế giới hữu hình, bao gồm ăn uống, quần áo, đồ đạc trong nhà, đồ chơi… Hãy chú trọng nhiều đến thế giới vô hình, bao gồm ý thức, nhân cách, quá trình định hình nhân cách quan trọng nhất là tự tin, lễ phép, trung thực. Bé có một năng lực để chơi, đón nhận những thông tin mới, khoảng không gian càng lớn. Với ba giá trị này thì bé sẽ đứng vững với thế giới bên ngoài.
Sau nền tảng 3 năm đầu đời, việc xây dựng tính tự kỷ luật bản thân sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tính kỷ luật bản thân, có nghĩa sẵn sàng kìm nén ham muốn, không bộc lộ phản ứng nhất thời và suy nghĩ xem lợi hại, hệ quả của nó như thế nào. Những người kiểm soát được điều này sẽ thành đạt khi trưởng thành.
Hãy dạy cho con nói điều mình làm và làm điều mình nói.
Trong 3 năm đầu đời, chúng ta chỉ cần dạy cho con sự tự tin, trung thực, lễ phép. Lớn hơn nữa thì dạy con tự kỷ luật bản thân (4-6 tuổi). Khi đã dạy cho con về giá trị bản thân, khi có một kết quả xấu thì dạy lại không được, sửa điều đó là câu chuyện cực kỳ gian truân và đầy nước mắt. Thay vì sửa, chúng ta hãy gieo cho con từ lúc con nhỏ, lúc sinh con ra là bắt đầu nói chuyện với con, bắt đầu vuốt ve con đến năm 3 tuổi. Nếu chúng ta giữ được nói chuyện và vuốt ve mức độ giảm dần đi thì đã là một thành công cho gia đình.
Trong quá trình trưởng thành, hãy dạy cho con cách đón nhận những quan điểm trái chiều, xây dựng nhân cách cho con. Nuôi con là việc không hề đơn giản, dạy con là một hành trình gian truân đến suốt đời…
(transcript từ hội thảo Ba năm đầu đời)
(Sưu tầm từ facebook của Tou Péo tại http://www.facebook.com/notes/tou-p%C3%A9o/ba-n%C4%83m-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-tr%E1%BA%BB-hi%E1%BB%83u-%C4%91%E1%BB%83-y%C3%AAu-th%C6%B0%C6%A1ng/406546479383269)
-------------------
Túm lại là:
- Chú trọng việc xây dựng nhân cách cho trẻ
- Bày tỏ tình cảm với con bằng 2 cách: vuốt ve và nói chuyện
- Trong 3 năm đầu đời, hãy dạy bé:
* Tự tin: tin bé, nói chuyện với bé bằng lòng tin, quan tâm, chia sẻ, yêu thương, cho bé tiếp xúc với môi trường lạ, người lạ
* Lễ phép: dạy bé Cảm ơn - Xin lỗi - Đi thưa - Về chào. Sửa sai cho bé, tránh khắt khe với bé. Khen ngợi, khuyến khích bé khi bé làm được.
* Trung thực: nêu đúng sự việc, sai phải nhận và sửa, phân tích đúng sai cho bé. Giữ lời hứa. Đặt ra giới hạn cho bé và làm đúng.
- Dạy con "nói điều mình làm" và "làm điều mình nói".
Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012
Cuối tuần
Ôi cuối tuần này dài ghê con ạ! Mẹ loay hoay với con thôi là hết ngày hết giờ. Mẹ ghi lại những khoảnh khắc của con để sau này xem lại:
Tấm này mà có áo che bụng thì tốt nhỉ :D
Cát Anh cười tươi như hoa cát anh!
Mẹ rất khoái tấm này haha
Hai cha con chơi với nhau trông vui nhỉ ... nhưng lâu lâu mới được 1 lần thôi à!
Con hay gặm gối, cho dây vào mắc qua răng rồi kéo ra. Mẹ và ba cứ sợ con bị hô hoặc gãy răng.
Tấm này xinh không? Ngồi với 2 cái gối mẹ sắm cho con nữa! :D
Sở thú cuối tuần
Ba mẹ cho Vi đi sở thú, hình như Vi chỉ khoái ... khỉ thôi, các con khác Vi chẳng có cảm giác gì thì phải. Mẹ thích nhất là lúc cho Vi coi các con cừu và dê con, nhìn yêu thế. Lớn hơn 1 tí chắc Vi sẽ rất thích.
Dưới đây là hình nè nha:
Dưới đây là hình nè nha:
Vi đi coi voi! Mặt ngơ ngác quá đỗi!
Tấm này xinh nè! Dạo này Vi hay cười kiểu nhăn mặt này lắm!
Chỉ chụp với mẹ có 1 tấm thôi nên đành cho lên đây! Mặc dù mẹ nhìn hình này mẹ thấy mẹ già và xấu đi hẳn!
Toàn cảnh ngồi xe đẩy nha! :D
Tấm này là để dìm hàng Vi hehe
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012
9 tháng rưỡi
Chiều mẹ về vừa cho Vi vào cũi, Vi đã đứng lên như thế này ngay lập tức:
Nhìn từ đằng sau
Nhìn từ đằng trước
Nhìn từ hướng nào thì mặt cũng tròn xoe luôn nha ...
Giai đoạn mới - vịn đồ đạc đứng dậy
Vừa mới hôm qua, mẹ ngạc nhiên thấy con gái vịn kệ ti vi đứng lên, thì hôm nay con đã làm ào ào. Sáng nay con đã vịn kệ ti vi đứng lên thêm vài lần nữa, như thế này đây:
Sau đó thì không có hình nữa, vì con gái ngã lăn ra, mẹ lo ẵm con nên không có chụp tấm đấy hehe
P.S. Bộ đồ Hello Kitty này là dành cho bé 5 tuổi, con mặc vừa bề ngang, chỉ dư chiều dài thôi.
Con ngồi chơi, nhưng chụp từ hướng này thấy con cũng bự phết! :D
Rồi vịn vào kệ ...
Rồi từ từ đứng lên ...
Rồi đi lại vèo vèo ...
Sau đó thì không có hình nữa, vì con gái ngã lăn ra, mẹ lo ẵm con nên không có chụp tấm đấy hehe
P.S. Bộ đồ Hello Kitty này là dành cho bé 5 tuổi, con mặc vừa bề ngang, chỉ dư chiều dài thôi.
Ồ Hello Kitty!
Vi rất thích bò ra ngoài nên mẹ phải đóng cửa, sợ Vi ra cầu thang. Con gái lại rất thích cửa nên cứ bò ra đó. Mở cửa hoài mà không được chắc tức lắm!
Hình này thấy rõ con kitty luôn nha!
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012
Tâm sự cùng con
Con gái iu dấu!
Mấy hôm nay mẹ đi suốt nên ít viết blog cho con gái. Mẹ đang giận ba con vì tội ba thiếu kiên nhẫn với con gái, không chịu đựng được khi nghe con gái khóc. Đỉnh điểm là mẹ vừa sổ mũi, vừa ẵm con, vừa cãi nhau với chồng và vừa khóc, vào lúc 3h sáng. Hình ảnh đó thiệt là không sáng sủa tí nào. Mà nghĩ lại mẹ thấy ngán quá con gái ơi! Thấy ớn gì đâu! Nhưng mà con ơi, gia đình nào cũng sẽ có những giây phút như thế. Cuộc sống hôn nhân luôn nhiều màu sắc, thế thì làm sao có thể thiếu 1 ít màu đen. Mẹ không buồn, không thấy nặng nề nhiều như mẹ nghĩ, ngược lại, lần này mẹ vẫn tận hưởng không gian của mẹ, cuộc sống vẫn rất nhẹ nhàng :D
Rồi mẹ cũng sẽ vui vẻ với ba con thôi vì mẹ luôn hiểu gia đình vẫn luôn là điều quan trọng nhất phải gìn giữ. Chỉ là sớm hay muộn :D
Con gái mẹ 2 hôm nay ngủ đêm rất ngoan (trộm vía), mặc dù đêm mẹ vẫn giật mình dậy mấy lần xem con lăn trên giường nhưng con hầu như không khóc tiếng nào. Yêu con lắm! Tối qua con gái chơi với mẹ, rồi nằm gối đầu trên chân mẹ nghe mẹ đọc truyện, mẹ thích lắm. Định chụp hình lại đó chứ nhưng không quen dùng tab để chụp, điện thoại lại không trong tầm tay nên đành bỏ mất hình ảnh ấy. Tiếc lắm cơ!
Sáng nay, lần đầu tiên con gái vịn vào kệ ti vi đứng dậy, tuy con vẫn còn phải vịn vào kệ mà chưa tự đứng 1 mình được nhưng như thế cũng là khá lắm rồi, mẹ nghĩ chắc phải tháng nữa con mới làm được như thế!
Yêu con gái ... luôn luôn!
Mấy hôm nay mẹ đi suốt nên ít viết blog cho con gái. Mẹ đang giận ba con vì tội ba thiếu kiên nhẫn với con gái, không chịu đựng được khi nghe con gái khóc. Đỉnh điểm là mẹ vừa sổ mũi, vừa ẵm con, vừa cãi nhau với chồng và vừa khóc, vào lúc 3h sáng. Hình ảnh đó thiệt là không sáng sủa tí nào. Mà nghĩ lại mẹ thấy ngán quá con gái ơi! Thấy ớn gì đâu! Nhưng mà con ơi, gia đình nào cũng sẽ có những giây phút như thế. Cuộc sống hôn nhân luôn nhiều màu sắc, thế thì làm sao có thể thiếu 1 ít màu đen. Mẹ không buồn, không thấy nặng nề nhiều như mẹ nghĩ, ngược lại, lần này mẹ vẫn tận hưởng không gian của mẹ, cuộc sống vẫn rất nhẹ nhàng :D
Rồi mẹ cũng sẽ vui vẻ với ba con thôi vì mẹ luôn hiểu gia đình vẫn luôn là điều quan trọng nhất phải gìn giữ. Chỉ là sớm hay muộn :D
Con gái mẹ 2 hôm nay ngủ đêm rất ngoan (trộm vía), mặc dù đêm mẹ vẫn giật mình dậy mấy lần xem con lăn trên giường nhưng con hầu như không khóc tiếng nào. Yêu con lắm! Tối qua con gái chơi với mẹ, rồi nằm gối đầu trên chân mẹ nghe mẹ đọc truyện, mẹ thích lắm. Định chụp hình lại đó chứ nhưng không quen dùng tab để chụp, điện thoại lại không trong tầm tay nên đành bỏ mất hình ảnh ấy. Tiếc lắm cơ!
Sáng nay, lần đầu tiên con gái vịn vào kệ ti vi đứng dậy, tuy con vẫn còn phải vịn vào kệ mà chưa tự đứng 1 mình được nhưng như thế cũng là khá lắm rồi, mẹ nghĩ chắc phải tháng nữa con mới làm được như thế!
Yêu con gái ... luôn luôn!
Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012
Đặc tính của người Việt
Để dành sau này con xem có đúng với mình không nha!
-------------------------------------------
Viện
Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research)
sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin
tạm dịch như sau:
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ
đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra,
người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình,
lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương).
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình
huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này
ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng
thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục
tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau
cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có
thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm
thì hỏng việc).
(Bản dịch của nhà báo Lữ Giang)
(Sưu tầm từ facebook hehe)
Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012
Con ốm cơ thể, mẹ ốm tinh thần
Con sổ mũi từ hôm kia, đến hôm qua thì thêm vụ ho, hôm nay thì đỡ sổ mũi nhưng vẫn ho. Hai ngày nay toàn uống sữa, không cơm cháo gì cả! Được cái con vẫn ngoan, không quấy, tối nghẹt mũi con quấy tí thôi, còn lại thì vẫn ngoan lắm! Chỉ tội mặt con nhìn thảm và xác xơ vì nước mũi thì chảy, nước miếng cũng chảy, con lại quẹt quẹt ra đầy mặt, tóc tai thì mồ hôi bê bết, trông con cứ như hàng ế!
Mẹ cũng ốm nhưng mẹ ốm tinh thần mà không rõ căn bệnh. Mẹ khó chịu, mẹ hay nổi nóng, nhăn nhó. Mẹ chẳng muốn tâm sự, nói chuyện gì cả. Ai bảo mẹ đại loại như "làm cái này", "nhớ cho con ăn/uống/nghỉ 1 tí rồi hãy chơi ..", "cho con ăn cái này", "con phải làm thế này", "sao không làm thế kia"... đại loại là nhắc nhở hoặc kêu mẹ làm cái này cái kia là mẹ thấy khó ở, chẳng muốn làm. Mẹ cũng cảm tưởng bị mất không gian riêng và mọi chuyện không theo ý mình là mẹ bực con ạ! Lại thêm khoản mẹ không kiểm soát được cảm xúc và hay để lộ ra ngoài nên chắc nhiều người buồn mẹ lắm - đặc biệt là bà nội và bà ngoại của con!
Hổng biết mai này khi mẹ làm bà ngoại, mẹ sẽ thế nào?!
Biết kiếm bác sĩ chữa bệnh cho mẹ ở đâu bây giờ con nhỉ?
Mẹ cũng ốm nhưng mẹ ốm tinh thần mà không rõ căn bệnh. Mẹ khó chịu, mẹ hay nổi nóng, nhăn nhó. Mẹ chẳng muốn tâm sự, nói chuyện gì cả. Ai bảo mẹ đại loại như "làm cái này", "nhớ cho con ăn/uống/nghỉ 1 tí rồi hãy chơi ..", "cho con ăn cái này", "con phải làm thế này", "sao không làm thế kia"... đại loại là nhắc nhở hoặc kêu mẹ làm cái này cái kia là mẹ thấy khó ở, chẳng muốn làm. Mẹ cũng cảm tưởng bị mất không gian riêng và mọi chuyện không theo ý mình là mẹ bực con ạ! Lại thêm khoản mẹ không kiểm soát được cảm xúc và hay để lộ ra ngoài nên chắc nhiều người buồn mẹ lắm - đặc biệt là bà nội và bà ngoại của con!
Hổng biết mai này khi mẹ làm bà ngoại, mẹ sẽ thế nào?!
Biết kiếm bác sĩ chữa bệnh cho mẹ ở đâu bây giờ con nhỉ?
Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012
Mẹ bị ai cắn ấy nhỉ?
Hôm trước Vi cắn mẹ 1 cái rõ đau ... Hình đây nè!
Dạo này Vi cũng tự cắn mình nữa chứ! Hình như con mọc răng nanh hay sao ấy, mấy hôm nay con cứ chảy nước miếng, rồi mè nheo suốt, lại dễ khóc nữa chứ!
Dạo này Vi cũng tự cắn mình nữa chứ! Hình như con mọc răng nanh hay sao ấy, mấy hôm nay con cứ chảy nước miếng, rồi mè nheo suốt, lại dễ khóc nữa chứ!
Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012
Kinh nghiệm dạy đọc chữ khi bé 3 tuổi
Ban đầu mình mua 1 bộ đồ chơi gỗ, trên đó có các chữ cái. Mỗi ngày ông
dạy cháu 2-3 chữ, vừa ôn vừa học. Nhưng dạy kiểu chơi với cháu thôi,
nghĩa là chữ M là của em Moon này, chữ Hát là của bác Hà này, chữ Tê là
của bác Ti này, chữ C là chú Cường này... Ông dạy trong lúc con ở nhà
chờ mẹ đi làm về( con mình đi học tư thục, 17h15 là có người đón hộ về
chơi với ông)
Sau 3 tuần thì mình thấy con biết được rất nhiều mặt chữ cái và khoảng 1 tháng thì chữ nào vào chữ đó luôn. Ví dụ hỏi chữ C là chữ nào thì con lấy được chữ C, hay hỏi kiểu ngược lại là thế chữ của bạn Moon đâu thì con lấy chữ M..
Vì là thế hệ ngày xưa nên ông hay dạy cháu chữ T đọc là Tê, H đọc là Hát, V đọc là Vê... , nói chung là khác so với cách dạy hiện tại. Nhưng không sao, khi thuộc hết mặt chữ rồi thì lúc nào rảnh mẹ dạy lại , nghĩa là chữ Hát có thể đọc là chữ Hờ....
Và trẻ con, rất nhanh, con mình rất ít khi nhầm, khi hỏi chữ Hát đâu hay Hờ đâu thì đều chỉ đúng.
Con mình gần 3 tuổi thì ông nội về quê nên mẹ cũng bẵng đi luôn không dạy con tí nào nữa, tới lúc 3.5 tuổi thì kiến thức về chữ cái của con vẫn gần như hồi ông ở với cháu , con biết ghép thêm kiểu Bờ a Ba, Cờ ô Cô, Gờ a Ga.., đại loại là những tiếng đơn, không dấu `'?~.
Dạy chữ con lúc đó là tất cả những buổi chiều đi học về của con( hoặc lúc lên giường đi ngủ tối), tầm 10 phút. Nghĩa là hầu như ngày nào mẹ và con cũng chơi trò đánh vần trên đường đi học hoặc đón về
Ví dụ thế này:
- Đố M, bờ a ba huyền.. gì nhỉ?
- Thế cờ ô cô ngã ... gì?
- Bờ ô bô sắc... gì nào?
...........
Xong nhé, học kiểu này rất nhanh, khoảng 2 tuần là con tự nắm được" quy tắc" gì đó mà chỉ con mới hiểu, còn mẹ thì thấy con nói đúng là OK rồi
Tiếp theo là học chữ ghép khó hơn, kiểu như:
- Tờ iên.. gì nhỉ?
- Mờ eo.. gì...?
Học cái này vẫn chưa có dấu tí nào nhé, hết giai đoạn này chơi trò ghép dấu sau ( Mờ eo meo huyền.. gì nào?,,)
Đến tầm trình độ cao rồi nhé, thì thế này:
- Giờ con đánh vần cho mẹ chữ Bà/ Cô/ Trường/ ( tên 1 bạn nào đó trong lớp, con vật, màu sắc..)/... xem nào.
Đánh vần thế rồi nhưng con mình vẫn chưa biết mặt chữ nào là chữ NGH, GH, NH... đâu , con cứ tự biết "quy tắc" của con, khi đánh vần chữ Nhà là con tự nói" Nhờ a nha huyền Nhà " . Mình cũng không can thiệp rằng phải thế này phải thế kia, con nói sai thì nhắc cho biết thôi, chứ hi vọng nhắc để nhớ với 1 em bé hơn 3 tuổi thì khó lắm
Và cái" quy tắc" gì đó con tự hiểu có lẽ là ở tuổi này các con đã tự phân biệt và nắm rõ được:
- Nhà --> Chữ đánh vần đầu tiên phải là Nhờ( Nh)
- Ngô---> ------------------- Ngờ( Ng)
- Thu----> ------------------ Thờ( Th)
- Khế----> ------------------- Khờ( Kh)
..... Những Nhờ, Ngờ, Thờ.. này có lẽ do quen mà con nắm được quy tắc thôi, chứ mẹ còn loay hoay chơi chưa nghĩ ra . Tất nhiên những chữ C, Q, K/ D R Gi.. thì con nhầm là chuyện bình thường
Ví dụ: Mình đố 1 từ khó, đó là con đánh vần từ Quang đi, thì con nói rằng Cờ oang Quang, đánh vần chữ Rổ thì con nói là Dổ, Già thì đánh vần là Dờ a da huyền Dà...
Việc nhầm lẫn này là việc mẹ hoàn toàn chấp nhận , và vì mẹ đang chơi với con chứ không phải đang thi thố , nên con nói được như trên cũng là quá siêu rồi, với mình là vậy
(Sưu tầm từ webtretho do mẹ muathanggieng đăng)
Sau 3 tuần thì mình thấy con biết được rất nhiều mặt chữ cái và khoảng 1 tháng thì chữ nào vào chữ đó luôn. Ví dụ hỏi chữ C là chữ nào thì con lấy được chữ C, hay hỏi kiểu ngược lại là thế chữ của bạn Moon đâu thì con lấy chữ M..
Vì là thế hệ ngày xưa nên ông hay dạy cháu chữ T đọc là Tê, H đọc là Hát, V đọc là Vê... , nói chung là khác so với cách dạy hiện tại. Nhưng không sao, khi thuộc hết mặt chữ rồi thì lúc nào rảnh mẹ dạy lại , nghĩa là chữ Hát có thể đọc là chữ Hờ....
Và trẻ con, rất nhanh, con mình rất ít khi nhầm, khi hỏi chữ Hát đâu hay Hờ đâu thì đều chỉ đúng.
Con mình gần 3 tuổi thì ông nội về quê nên mẹ cũng bẵng đi luôn không dạy con tí nào nữa, tới lúc 3.5 tuổi thì kiến thức về chữ cái của con vẫn gần như hồi ông ở với cháu , con biết ghép thêm kiểu Bờ a Ba, Cờ ô Cô, Gờ a Ga.., đại loại là những tiếng đơn, không dấu `'?~.
Dạy chữ con lúc đó là tất cả những buổi chiều đi học về của con( hoặc lúc lên giường đi ngủ tối), tầm 10 phút. Nghĩa là hầu như ngày nào mẹ và con cũng chơi trò đánh vần trên đường đi học hoặc đón về
Ví dụ thế này:
- Đố M, bờ a ba huyền.. gì nhỉ?
- Thế cờ ô cô ngã ... gì?
- Bờ ô bô sắc... gì nào?
...........
Xong nhé, học kiểu này rất nhanh, khoảng 2 tuần là con tự nắm được" quy tắc" gì đó mà chỉ con mới hiểu, còn mẹ thì thấy con nói đúng là OK rồi
Tiếp theo là học chữ ghép khó hơn, kiểu như:
- Tờ iên.. gì nhỉ?
- Mờ eo.. gì...?
Học cái này vẫn chưa có dấu tí nào nhé, hết giai đoạn này chơi trò ghép dấu sau ( Mờ eo meo huyền.. gì nào?,,)
Đến tầm trình độ cao rồi nhé, thì thế này:
- Giờ con đánh vần cho mẹ chữ Bà/ Cô/ Trường/ ( tên 1 bạn nào đó trong lớp, con vật, màu sắc..)/... xem nào.
Đánh vần thế rồi nhưng con mình vẫn chưa biết mặt chữ nào là chữ NGH, GH, NH... đâu , con cứ tự biết "quy tắc" của con, khi đánh vần chữ Nhà là con tự nói" Nhờ a nha huyền Nhà " . Mình cũng không can thiệp rằng phải thế này phải thế kia, con nói sai thì nhắc cho biết thôi, chứ hi vọng nhắc để nhớ với 1 em bé hơn 3 tuổi thì khó lắm
Và cái" quy tắc" gì đó con tự hiểu có lẽ là ở tuổi này các con đã tự phân biệt và nắm rõ được:
- Nhà --> Chữ đánh vần đầu tiên phải là Nhờ( Nh)
- Ngô---> ------------------- Ngờ( Ng)
- Thu----> ------------------ Thờ( Th)
- Khế----> ------------------- Khờ( Kh)
..... Những Nhờ, Ngờ, Thờ.. này có lẽ do quen mà con nắm được quy tắc thôi, chứ mẹ còn loay hoay chơi chưa nghĩ ra . Tất nhiên những chữ C, Q, K/ D R Gi.. thì con nhầm là chuyện bình thường
Ví dụ: Mình đố 1 từ khó, đó là con đánh vần từ Quang đi, thì con nói rằng Cờ oang Quang, đánh vần chữ Rổ thì con nói là Dổ, Già thì đánh vần là Dờ a da huyền Dà...
Việc nhầm lẫn này là việc mẹ hoàn toàn chấp nhận , và vì mẹ đang chơi với con chứ không phải đang thi thố , nên con nói được như trên cũng là quá siêu rồi, với mình là vậy
(Sưu tầm từ webtretho do mẹ muathanggieng đăng)
Tô màu, dán hình, làm tranh - P2
(Sưu tầm từ webtretho do mẹ muathanggieng đăng)
Từ 1 cái hộp bánh bỏ đi nhé, mẹ thì dán giấy màu vào trong hộp cho phẳng, con thì vẽ vào:
Rồi dán giùm mẹ cái viền:
và có mẫu đánh đàn rồi:
Từ 1 cái hộp bánh bỏ đi nhé, mẹ thì dán giấy màu vào trong hộp cho phẳng, con thì vẽ vào:
Rồi dán giùm mẹ cái viền:
và có mẫu đánh đàn rồi:
Tô màu, dán hình, làm tranh - P1
Sưu tầm từ webtretho do mẹ muathanggieng đăng.
Cũng in ra nhé, rồi hì hụi tô màu:
Mẫu đứng lên này:
Cũng in ra nhé, rồi hì hụi tô màu:
Mẫu đứng lên này:
Vi và dì Vân Anh
Lần cuối Vi gặp dì Vân Anh là khi Vi hơn 3 tháng tuổi. Đã nửa năm rồi nhỉ?!
Vi có kiểu tóc mới đấy, đáng iu không?
Vi có kiểu tóc mới đấy, đáng iu không?
Sau đám giỗ
Hôm thứ 5 (hôm nay là chủ nhật) ba mẹ đưa con gái về nội ăn đám giỗ. Bà nội muốn con ở lại chơi đến thứ 7 nhưng vì thứ 6 ba mẹ vẫn đi làm nên sáng thứ 6 mình lại về Sài Gòn.
Con gái đi xe taxi thì không chịu ngồi yên rồi, loi choi cả đoạn đường, ăn ké 1 tí bánh mì với ba mẹ nữa. Đến gần Suối Tiên thì con gái ngủ như thế này đây
Con gái về nội gặp nhiều người lạ, lại ở nơi lạ nên hay khóc lắm. Có người ẵm con chịu, có người vừa nhìn mặt con khóc ngay, có người ẵm con 1 lúc con mới khóc. Kể cả ông bà nội đã quen con lâu mà có khi ẵm hay nhìn thấy con cũng khóc.
Hôm đấy mẹ không cho Vi ăn cháo vì Vi gặp nhiều điều lạ ham chơi, lại thay đổi giờ giấc sinh hoạt nên mẹ cho Vi uống sữa toàn phần và gặm nhấm 1 số đồ ăn người lớn. Vi cũng măm 1 hũ yaourt rất ngoan!
Buổi chiều con gái buồn ngủ nhưng mẹ ru mãi chẳng được vì người ra vào đông đúc, lại có 2 bé chạy nhảy ầm ầm nên Vi không chịu ngủ. Mặc dù đã buồn ngủ lắm rồi nhưng mãi không ngủ được nên con gào thảm thiết, ngay lúc đỉnh điểm đấy con còn tè ra nhà nữa. Sau đó mẹ phải mang Vi vào phòng khác, đóng cửa, ru mãi Vi mới ngủ đấy.
Có khi hôm đấy gặp nhiều người lạ quá, lại lạ nhà khác thời khóa biểu nên con gái khó ở. Tối con gái ngủ không ngon, trằn trọc, lăn lộn khắp giường, dậy khóc 3 lần nữa chứ. Mẹ phải ẵm Vi vào người ru ngủ rồi mới hạ xuống giường trở lại. Việc này vẫn còn dư âm đến hôm nay.
Sáng hôm sau cả nhà mình về lại Sài Gòn. Bà ngoại bảo cả ngày Vi cứ bèo nhèo, khóc lóc, không ngoan như ngày thường. Đến chiều thì Vi bị bà ngoại cho ăn đòn, ông ngoại xót ẵm vội đi ngay. Rồi Vi được thể khóc nức nở, bà ẵm ra đường đi 1 lúc mà Vi vẫn khóc. Tối mẹ về ai gặp mẹ cũng hỏi sao hôm nay Vi hư thế. Cả khu phố đều biết chiều con khóc.
Tối uống sữa xong mẹ ẵm Vi lên lầu thay đồ đi ngủ. Vi chẳng chịu buông mẹ ra, cứ ôm lấy mẹ. Mẹ phải buông con ra, cho con khóc để thay đồ cho con. Cứ đặt con ngồi xuống là con khóc đòi mẹ ẵm. Mà khóc nức nở luôn ấy! Rồi mẹ ẵm Vi luôn, 1 lúc sau thì Vi ngủ. Chưa bao giờ mẹ thấy Vi bám mẹ như thế!
Từ hôm đó đến giờ Vi cũng khá bèo nhèo và không ngoan bằng hồi trước, đêm cũng giật mình dậy khóc 2,3 lần. Đêm con Vi đang ngủ mà giật mình khóc ầm ĩ mấy lần.
Mong con sớm ngoan như trước nha!
Con gái đi xe taxi thì không chịu ngồi yên rồi, loi choi cả đoạn đường, ăn ké 1 tí bánh mì với ba mẹ nữa. Đến gần Suối Tiên thì con gái ngủ như thế này đây
Con gái về nội gặp nhiều người lạ, lại ở nơi lạ nên hay khóc lắm. Có người ẵm con chịu, có người vừa nhìn mặt con khóc ngay, có người ẵm con 1 lúc con mới khóc. Kể cả ông bà nội đã quen con lâu mà có khi ẵm hay nhìn thấy con cũng khóc.
Hôm đấy mẹ không cho Vi ăn cháo vì Vi gặp nhiều điều lạ ham chơi, lại thay đổi giờ giấc sinh hoạt nên mẹ cho Vi uống sữa toàn phần và gặm nhấm 1 số đồ ăn người lớn. Vi cũng măm 1 hũ yaourt rất ngoan!
Buổi chiều con gái buồn ngủ nhưng mẹ ru mãi chẳng được vì người ra vào đông đúc, lại có 2 bé chạy nhảy ầm ầm nên Vi không chịu ngủ. Mặc dù đã buồn ngủ lắm rồi nhưng mãi không ngủ được nên con gào thảm thiết, ngay lúc đỉnh điểm đấy con còn tè ra nhà nữa. Sau đó mẹ phải mang Vi vào phòng khác, đóng cửa, ru mãi Vi mới ngủ đấy.
Có khi hôm đấy gặp nhiều người lạ quá, lại lạ nhà khác thời khóa biểu nên con gái khó ở. Tối con gái ngủ không ngon, trằn trọc, lăn lộn khắp giường, dậy khóc 3 lần nữa chứ. Mẹ phải ẵm Vi vào người ru ngủ rồi mới hạ xuống giường trở lại. Việc này vẫn còn dư âm đến hôm nay.
Sáng hôm sau cả nhà mình về lại Sài Gòn. Bà ngoại bảo cả ngày Vi cứ bèo nhèo, khóc lóc, không ngoan như ngày thường. Đến chiều thì Vi bị bà ngoại cho ăn đòn, ông ngoại xót ẵm vội đi ngay. Rồi Vi được thể khóc nức nở, bà ẵm ra đường đi 1 lúc mà Vi vẫn khóc. Tối mẹ về ai gặp mẹ cũng hỏi sao hôm nay Vi hư thế. Cả khu phố đều biết chiều con khóc.
Tối uống sữa xong mẹ ẵm Vi lên lầu thay đồ đi ngủ. Vi chẳng chịu buông mẹ ra, cứ ôm lấy mẹ. Mẹ phải buông con ra, cho con khóc để thay đồ cho con. Cứ đặt con ngồi xuống là con khóc đòi mẹ ẵm. Mà khóc nức nở luôn ấy! Rồi mẹ ẵm Vi luôn, 1 lúc sau thì Vi ngủ. Chưa bao giờ mẹ thấy Vi bám mẹ như thế!
Từ hôm đó đến giờ Vi cũng khá bèo nhèo và không ngoan bằng hồi trước, đêm cũng giật mình dậy khóc 2,3 lần. Đêm con Vi đang ngủ mà giật mình khóc ầm ĩ mấy lần.
Mong con sớm ngoan như trước nha!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)