Năm 2012 đã hết! Mẹ viết lại vài dòng về mẹ, về con, về chúng ta trong năm 2012 con nhé!
* Về con:
Năm đầu đời con thay đổi từng tháng, mỗi lần viết tổng kết tháng là mẹ lại thấy con mẹ khác trước nhiều quá. Rồi coi lại hình từng tháng một, thấy con thay đổi nhanh kinh khủng. Con mẹ mới ngày nào còn ẵm trên tay, không nói tiếng nào, giờ đã có thể đi vững vàng và nói luyên thuyên.
Mẹ mong làm được cho con nhiều nhất có thể trong khả năng mẹ, cho con cuộc sống vật chất và tinh thần đều đầy đủ, đặc biệt là về tinh thần, mẹ muốn gửi con tình yêu tối đa của mẹ, của ba.
Mẹ áp dụng nhiều phương pháp giáo dục sớm cho con vì mẹ muốn tạo cho con một môi trường tốt, một sự khởi đầu tốt, giúp con sớm yêu sách và tiếp cận sách, thông qua đó là tiếp cận thế giới xung quanh, tạo điều kiện phát triển những khả năng của con. Mẹ muốn tạo cho con một môi trường chơi đùa thoải mái, ẩn sau đó vẫn là những bài học mẹ muốn gửi đến con mà không tạo bất kỳ áp lực cho con. Và nhiệm vụ của mẹ bây giờ và hơn chục năm sau này nữa sẽ là tạo điều kiện cho con, cung cấp cho con những kỹ năng, kiến thức cần thiết để con có thể tìm thấy hạnh phúc của mình trong cuộc sống.
Và sau 1 năm, mẹ khá hài lòng với những gì mẹ đã làm được cho con, mặc dù những điều chưa hài lòng thì nếu kể ra vẫn dài đăng đẳng. Mẹ sẽ tiếp theo đà này sẽ cố gắng hơn trong năm tới, sẽ dành nhiều hơn cho con những cái ôm 8 phút, những nụ hôn ngọt ngào, tình yêu, tình bạn không điều kiện, sự tôn trọng, sẽ tìm những trò chơi cho con chơi thật đã, sẽ hết mình chơi cùng con và sẽ cố gắng tạo cho con 1 tuổi thơ đáng nhớ.
Mẹ luôn yêu sao những khi con chạy tới ôm mẹ, những lúc con hôn mẹ hay âu yếm mẹ, những phút giây con vui cười bên mẹ, bên ba.
* Về mẹ:
Năm qua đối với mẹ ra sao nhỉ? Nghĩ lại, phần lớn thời gian, suy nghĩ, tâm tư đều dành cho con hoặc các việc liên quan đến con. Mẹ bắt đầu cảm thấy công việc mẹ đang làm không phù hợp với mẹ nữa nhưng trong thời điểm này, hoàn cảnh này, mẹ quyết định vẫn làm tiếp công việc ấy, không thay đổi, không bon chen đi đâu cả, không phấn đấu, vì mẹ muốn dành thời gian nhiều nhất có thể cho con.
Mẹ nhận ra rằng sức khỏe là đều cực kỳ quan trọng. Vì mẹ phải khỏe để lo cho con và lo nhiều thứ khác. Mẹ cần sức khỏe để có thể sống với con và ba được lâu nhất có thể. Thực tế thì mẹ cũng chưa hành động quyết liệt lắm đâu nhưng ít ra trong tâm trí mẹ, sức khỏe đã đứng vững chắc tại hàng đầu. He he ... trong năm tới chắc chắn sẽ hành động tích cực hơn.
Năm cũ mẹ đã ưu ái con hơn ba :D vì vậy, trong năm mới phải điều chỉnh cán cân thôi.
* Về chúng ta:
Về chúng ta ư?! Chúng ta thì có gì để nói đâu ngoài tình yêu. Mà chúng ta, và cả ba con nữa, đều luôn có tình yêu dành cho người còn lại, trong tim, và rất đủ đầy.
Mong năm mới 2013 sẽ là năm hạnh phúc của cả 3 chúng ta!
Hôn con gái yêu!
Yêu con!
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Những điều không nên làm với con
Sưu tầm từ note của chị Ái Liên trên facebook ngày 1/9/2012 theo link sau đây:
http://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-th%E1%BB%8B-%C3%A1i-li%C3%AAn/m%E1%BA%B9-%C6%A1i-xin-%C4%91%E1%BB%ABng/279825345456621
----------------
- KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ
--> lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm
-->Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ người nhà lấy vật an toàn đổi
--> Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy
- KHÔNG ĐỨNG nói chuyện cao hơn tầm của bé
--> Ngồi xuống ngang tầm hoặc thất hơn, rồi mới nói hay đùa giỡn
- KHÔNG NÓI, KHUYÊN BẢO, DẶN DÒ khi bé đang chạy chơi đùa giỡn hoặc xem tivi
--> đề nghị bé đứng lại
--> Ngồi xuống ngang tầm cùng bé
--> Đề nghị bé nhìn thẳng vào mắt mình và tập trung
--> Khi bé tập trung rồi mới nói
- KHÔNG KHUYÊN BẢO khi bé đang khóc hoặc rất giận dữ và mất bình tĩnh
--> Nói với bé là bạn sẽ chờ khi bé hết khóc rồi sẽ thảo luận
--> chờ bé hết khóc, hỏi bé sẵn sàng chưa
--> Khi bé trả lời sẵn sàng, bạn bắt đầu khuyên bảo
- KHÔNG SO SÁNH bé với trẻ hàng xóm, bạn cùng lớp
--> So sánh bé với chính bé ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước, năm ngoái
- KHÔNG khuyên bảo trong khi Time-out
--> để bé được tĩnh lặng, tinh thần trầm xuống
--> Để bé có cơ hội suy nghĩ và tự tìm ra bài học kinh nghiệm cho tương lai
- KHÔNG cố gắng dạy dỗ trước khi bé hiểu được quy luật nhân quả
--> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé
--> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được
--> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé
- KHÔNG bế bé ra chỗ khác mỗi khi bé vừa cố gắng đến một nơi nào đó vì sợ nguy hiểm cho bé
--> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé
--> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được
--> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé.
----------------
Mẹ đã phạm vài điều: giật đồ chơi ra khỏi tay con, cố gắng dạy trước khi con hiểu quy luật nhân quả, bế con ra chỗ mà mẹ nghĩ là nguy hiểm cho con.
Mẹ sẽ cố gắng chỉnh sửa!
http://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-th%E1%BB%8B-%C3%A1i-li%C3%AAn/m%E1%BA%B9-%C6%A1i-xin-%C4%91%E1%BB%ABng/279825345456621
----------------
- KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ
--> lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm
-->Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ người nhà lấy vật an toàn đổi
--> Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy
- KHÔNG ĐỨNG nói chuyện cao hơn tầm của bé
--> Ngồi xuống ngang tầm hoặc thất hơn, rồi mới nói hay đùa giỡn
- KHÔNG NÓI, KHUYÊN BẢO, DẶN DÒ khi bé đang chạy chơi đùa giỡn hoặc xem tivi
--> đề nghị bé đứng lại
--> Ngồi xuống ngang tầm cùng bé
--> Đề nghị bé nhìn thẳng vào mắt mình và tập trung
--> Khi bé tập trung rồi mới nói
- KHÔNG KHUYÊN BẢO khi bé đang khóc hoặc rất giận dữ và mất bình tĩnh
--> Nói với bé là bạn sẽ chờ khi bé hết khóc rồi sẽ thảo luận
--> chờ bé hết khóc, hỏi bé sẵn sàng chưa
--> Khi bé trả lời sẵn sàng, bạn bắt đầu khuyên bảo
- KHÔNG SO SÁNH bé với trẻ hàng xóm, bạn cùng lớp
--> So sánh bé với chính bé ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước, năm ngoái
- KHÔNG khuyên bảo trong khi Time-out
--> để bé được tĩnh lặng, tinh thần trầm xuống
--> Để bé có cơ hội suy nghĩ và tự tìm ra bài học kinh nghiệm cho tương lai
- KHÔNG cố gắng dạy dỗ trước khi bé hiểu được quy luật nhân quả
--> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé
--> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được
--> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé
- KHÔNG bế bé ra chỗ khác mỗi khi bé vừa cố gắng đến một nơi nào đó vì sợ nguy hiểm cho bé
--> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé
--> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được
--> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé.
----------------
Mẹ đã phạm vài điều: giật đồ chơi ra khỏi tay con, cố gắng dạy trước khi con hiểu quy luật nhân quả, bế con ra chỗ mà mẹ nghĩ là nguy hiểm cho con.
Mẹ sẽ cố gắng chỉnh sửa!
Cha mẹ am hiểu
Mẹ đã định viết ngay khi mẹ vừa học xong vì tính mẹ vốn mau quên mà, nhưng rồi tới tận bây giờ mới viết được. Hy vọng là vẫn còn nhớ phần lớn.
Mẹ đăng ký học CMAH ngay hôm mẹ đi nghe Kỷ luật không nước mắt, rồi sau đó về nhà mẹ cũng tự hỏi "Liệu có đáng để bỏ ra từng đó học phí cho 2 ngày học hay không?" nhưng khi học xong rồi thì mẹ thấy thật xứng đáng con ạ. Những kiến thức được cung cấp là rất nhiều và sẽ phải tốn nhiều thời gian để những kiến thức ày ăn nhập vào cuộc sống của mẹ và trở thành lối sống. Và nhiều kiến thức không chỉ là để bổ sung cho con, để cung cấp cho con mà còn cần cho mẹ nữa, để tự bồi dưỡng bản thân.
Dưới đây là phần tóm tắt từ bản thân mẹ, và bổ sung thêm ý, phần tóm tắt từ chị Ái Liên và các phụ huynh khác vì mẹ thấy các status của chị Ái Liên trên facebook rất ngắn gọn mà lại ý nghĩa, nên mẹ muốn đem về đây cất giữ cho mình.
-------------------
Cha mẹ thường hay đánh con khi con không ngoan, không nghe lời để rồi sau đó lại hối hận vì sao mình lại đánh con như thế. Nguyên nhân là khi nóng giận, cha mẹ đã bị cơn giận làm chủ, và không thể kiểm soát được hành động của mình. Do đó cần phải hạ hỏa trước khi cơn giận làm chủ mình.
Các cách để hạ hỏa:
- Làm mình đau để chuyển sự tập trung vào việc đau
- Thở sâu
- Uống nước liên tục như đang uống các cơn giận
- Đi chỗ khác
- Im lặng
Và quan trọng là phải luyện tập để các cách trên trở thành phản xạ: hãy nghĩ đến 1 trường hợp khi con làm bạn tức giận (khi con la hét, quấy khóc) và thực hiện 1 trong các cách trên để hạ hỏa. Sau đó áp dụng theo nguyên tắc chê để nói chuyện với con.
1. Nhận diện vấn đề: Cha mẹ cần xác định Con là điều gì trong suy nghĩ của cha mẹ và Kỳ vọng của cha mẹ là gì. (Đối với mẹ, con là niềm hạnh phúc và mẹ cũng chỉ mong con sống hạnh phúc. Nhưng rồi qua chia sẻ của chị Ái Liên, định nghĩa về hạnh phúc của con và của mẹ sẽ khác nhau. Sẽ có lúc mẹ cho rằng như thế này mới là hạnh phúc nhưng với con, hạnh phúc là như thế khác. Và mẹ đã thay đổi kỳ vọng của mình 1 chút, mong con tìm ra định nghĩa hạnh phúc cho bản thân và sống hạnh phúc theo cách của con).
Và khi đã hiểu kỳ vọng của mình, cha mẹ cần xây dựng chiến lược (what and when), kế hoạch thực hiện và hành động thực tế.
2. Quyền cơ bản của trẻ em:
Một số lưu ý:
"SELF-SABOTAGE - TỰ PHÁ MÌNH
Khi trẻ em có CẢM GIÁC BỊ BỎ RƠI dù là có hay không thật sự bị bỏ rơi, TIỀM THỨC của bé sẽ kết luận là THẾ GIỚI LÀ NƠI KHÔNG AN TOÀN và KHÔNG CÓ NƠI NƯƠNG TỰA.
Vì vậy, khi lớn lên, và mọi việc đã an toàn, yên ổn, gia đình hạnh phúc, công việc tốt đẹp thì TIỀM THỨC & Ý THỨC bắt đầu XUNG ĐỘT. Ý thức nói cuộc sống rất tốt đẹp, nhưng Tiềm thức thì vẫn còn kết luận củ về một thế giới bất an.
Rất không may là Tiềm thức mới là nơi quyết định hành vi và cá tính của con người, và thế là Tiềm thức thúc đẩy cá nhân này làm sao cho thế giới trở nên đúng với kết luận của nó, nghĩa là "hãy LÀM SAO thế giới của bạn ĐÚNG như kết luận của tiềm thức"
Người có vấn đề TỰ PHÁ MÌNH (SELF-SABOTAGE) thường hay bỏ công việc tốt, gây gỗ hay chia tay người yêu hoặc vợ chồng đang hạnh phúc, dọn đi nơi khác ở khi đang êm ấm . . . chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt và không chính đáng.
Vì vậy, hãy cẩn thận. ĐỪNG làm cho bé có cảm giác bị bỏ rơi.
TRÁNH KHÔNG làm những việc sau:
- TRỐN con đi công tác, đi làm, đi công chuyện . . .
- Đưa con vào mẫu giáo, trường mới, nhà người quen, nhà ông bà . . . TRỐN VỀ khi con đang chơi
- Cho con NGỦ rồi trốn đi hoặc về phòng mình mà KHÔNG NÓI VỚI BÉ TRƯỚC KHI NGỦ
- THAY ĐỔI nhà ở, trường học, người làm, người trông bé, cô thầy giáo, người thân ở chung nhà . . . thường xuyên
- LẤY ĐI ĐỒ VẬT BÉ YÊU THÍCH mà không có sự đồng ý hay giải thích, thuyết phục
- Khi NGƯỜI THÂN CHẾT, DỌN ĐI NƠI KHÁC . . . mà không có sự giải thích hay thăm viếng
HÃY TRÒ CHUYỆN, GIẢI THÍCH, ÂU YẾM, ÔM ẤP, CHƠI ĐÙA, VUỐT VE . . . sau những sự việc trên xảy ra, để bé hiểu rằng thế giới của bé luôn an toàn vì có vòng tay yêu thương và bảo vệ vô điều kiện của Bố Mẹ & người thân."
3. Cho con nhiệm màu:
Dưới đây là status của chị Ái Liên trên facebook ngày 25/12:
"Trẻ em dưới 6 tuổi thường không phân biệt được tiên giới và thực cảnh, và điều đó thật tuyệt vời. HÃY CHO CÁC EM ĐƯỢC SỐNG TRONG THẾ GIỚI THẦN TIÊN.
- Bé hỏi: Mẹ ơi, ông già Noel có thật không?
- Hãy trả lời: Có lẽ là có vì cả thế giới mong mỗi năm rất nhiều trẻ em thức dậy và tìm ra quà ông để trong tất treo trên lò sưỡi hằng năm.
- Bé hỏi: Thế Mẹ gặp ông già Noel bao giờ chưa?
- Hãy trả lời: Không ai gặp được ông ấy đâu. Vì ông chỉ xuất hiện khi tất cả mọi người ngủ say thôi con ạ. Vì vậy, con muốn ông đến vào đêm Noel, hãy ngủ thật say rồi khi con thức dậy sáng hôm sau, con sẽ nhận được quà của ông để vào tất trên lò sưỡi nhé."
Có thể sử dụng các nguyên tắc sau để tạo sự nhiệm màu: là điều xảy ra khi bé không nhìn thấy, không nghe thấy, không thức giấc hoặc khi bé không có nhà ... nhưng phải để lại dấu tích.
4. Thiên đường tuổi thơ:
Ngày thứ hai của chương trình thật ra là khóa "Cha mẹ hồn nhiên" cung cấp kiến thức cho cha mẹ làm sao để thích chơi với con, chơi với con luôn vui.
Phần này thì mình muốn dùng 1 note của chị Ái Liên là tổng hợp của phụ huynh Phạm Thị Nhung đã tham gia chương trình, đăng trên facebook của chị Ái Liên ngày 26/12:
"Hãy cùng tận hưởng thời gian tuyệt vời khi chơi cùng con nào!
Đối với người lớn, ăn- uống- ngủ- làm việc- nghỉ ngơi là nghiêm túc thì đối với trẻ em, CHƠI ĐÙA là NGHIÊM TÚC.
Vì vậy, với trẻ em:
- Giờ nào cũng là giờ chơi.
- Chỗ nào cũng là chỗ chơi.
- Cái gì cũng là đồ chơi.
- Ai cũng là bạn chơi.
Mục đích chính của chơi đùa là: VUI, ẩn sau đó mới là "học". Vì vậy, khi chơi với con, chúng ta hãy chơi bằng 5 giác quan (âm thanh như la hét, ố, á, úi, ai dà nóng quá, cha cha lạnh quá...)
Khi dạy con, chúng ta phải dạy đúng, vì vậy, nếu có gì mình chưa chắc chắn có đúng ko thì đừng dạy vội, hãy nói với con rằng, cái này mẹ/ bố chưa biết rõ, để bố/ mẹ tìm hiểu rồi sẽ cho con biết sau nhé.
Còn khi chơi với con, nếu con có nói gì sai, bố mẹ đừng chỉnh sửa gì cả, chỉ cười thôi. Tại sao lại thế? Tại vì: nếu chúng ta chỉnh sửa sai sót của con ngay lập tức, là chúng ta đặt mục đích học lên trên mục đích chơi vui của con, con sẽ cảm thấy mấy hứng. Cứ nhiều lần như thế, con trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin, tự nhiên, sẽ băn khoăn ko biết mình chơi thế có đúng ko? mình nói thế có đúng ko?...
Không chỉnh sửa khi con chơi, ko có nghĩa là con sai mình để mặc con. Mình sẽ ko trực tiếp chỉ cho con chỗ sai mà là gián tiếp giúp con nhận ra chỗ sai của mình và con sẽ tự sửa.
Ví dụ:
1) Có 5 anh em siêu nhân, con đếm 1, 2, 3 ,4, 5 nhưng khi hỏi con có mấy chú siêu nhân, con lại nói là 3 thì hãy đừng chỉnh con là "có 5 chú chứ". Thay vì nói như vậy, mình có thể nói với con là: ồ, con chỉ cần 3 chú siêu nhân thôi àh, vậy con lấy 3 chú, còn bố/ mẹ lấy 2 chú nhé. Rồi đếm lại 1, 2, 3, 4, 5 nè, của con 3 chú nè 1, 2, 3, còn của bố/ mẹ 2 chú (1, 2). Như vậy, chúng ta ko chỉ ra rằng con đã sai, mà là mình đang dạy con 3 + 2 = 5.
2) Khi con đã biết phân biệt màu sắc rồi, nếu con cầm 1 chú siêu nhân màu xanh mà nói là mầu trắng. Bố/ mẹ cũng ko nên sửa lại là "màu xanh chứ con" mà chỉ cười thôi, rồi đưa chú siêu nhân màu trắng ra cho con và hỏi con chú này mầu gì. Lúc đó, con sẽ tự nhận ra chú này màu trắng và chú kia màu xanh...
3) Khi con có đồ chơi mới, bố mẹ đừng vội hướng dẫn con cách chơi. Hãy để con tự mình khám phá đồ chơi đó và cho con tự chơi theo trí tưởng tượng của con. VD: Bộ đồ chơi cá ngựa ko phải chỉ có cách chơi bình thường như mình vẫn hay chơi. Đối với trẻ con, con có thể tưởng tượng ra nhiều thứ khác và chơi theo cách của con, hãy để cho trẻ được tự do tưởng tượng và mơ mộng. TƯỞNG TƯỢNG VÀ MƠ MỘNG là cái NÔI của các phát minh vĩ đại.
Chỉ khi con mầy mò mãi mà chưa biết cách chơi, con cần bố mẹ giúp, thì bố mẹ chỉ hướng dẫn con thôi, rồi hoặc để con tự chơi hoặc mình chơi cùng con. Nếu thấy con làm sai thì cũng đừng nhắc nhở gì cả. VD như trò chơi ghép tranh, mình chỉ hướng dẫn con cách ghép (giúp con nhận biết miếng ghép nào ở vòng ngoài, ghép từ ngoài vào trong), sau đó cứ nhìn con chơi hoặc bố mẹ làm việc khác, kệ cho con chơi một mình rồi thỉnh thoảng ngó xem con ghép đc chưa, nếu ghép đc 1 vài miếng ghép thì lại khích lệ con "ôi, con giỏi thế, con ghép đc mấy miếng rồi nè, con ghép tiếp đi nhé, khi nào xong thì gọi bố/ mẹ nhé, Dzê!". Nhiều khi bố mẹ hay sốt ruột, thấy con ghép một miếng ghép vào sai chỗ là lại bảo con xoay lại đi hoặc con ghép miếng khác đi... như vậy, con sẽ trở thành con rối trong tay bố mẹ, chơi theo sự chỉ đạo của bố mẹ thì còn vui được ko?
4) Khi chơi/ đọc truyện cho con, bố mẹ hãy ko ngừng hỏi con các câu hỏi mở (5W- 1H)
What, When, Who, Why, Where & How.
Hãy khuyến khích con hỏi bố mẹ để khám phá thế giới và nhớ rằng: THERE IS NO STUPID QUESTION (Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn).
Nếu câu hỏi của con là câu hỏi mới, bố mẹ sẽ trả lời thật chi tiết, đầy đủ nhất có thể để giảng kiến thức cho con, với những câu hỏi mà bố mẹ nghĩ con có thể tự trả lời đc, thì bố mẹ sẽ hỏi lại con, dẫn dắt con tự đưa ra câu trả lời.
5) Cách đọc truyện/ kể chuyện C-A-R-E:
Combine: tổng hợp (sau khi đọc xong, bố mẹ hỏi lại con xem trong truyện có bao nhiêu con vật/ người,... (có thể dùng câu hỏi mớ 5W- 1H).
Act: Diễn đạt (bố mẹ nên đọc/ kể truyện với giọng đọc thật ly kỳ, cuốn hút và còn có thể diễn đạt bằng hành động, sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để tăng phần hứng thú, hấp dẫn cho con)
Role play: Đóng vai (bố mẹ nên hỏi con để con tự phân vai cho con và cho bố mẹ).
Expand: Mở rộng (sau khi đọc xong truyện, bố mẹ có thể hỏi con rằng mình có thể thay các nhân vật trong truyện thành các con vật/ ng khác... để giúp con động não và tư duy ra khỏi khuôn khổ của câu truyện vừa rồi. Cái đó người ta gọi là "Thinking outside of the box".
Trên đây là 1 vài chia sẻ của mình sau khi lĩnh hội được 1 vài khóa học và đọc sách.
Chúc các bố mẹ và các con có những giây phút vui vẻ, thoải mái và bổ ích qua các trò chơi. Dzeee!"
Ngoài những điều như trên thì trong chương trình này chị Ái Liên cũng nhắc đến 1 số nội dung khác như:
1. Gieo mầm tư duy cho bé bằng cách dạy bé khả năng quan sát, nhận xét, phân tích và tổng hợp.
2. Kỹ năng đọc nhanh: đọc lướt và dừng lại ở những chữ quan trọng, xem mục lục đoán ý chính, đọc theo chiều dọc của sách.
3. Các cách giáo dục truyền thống:
- Luôn tin tưởng con
- Không chê bai trực tiếp, tiếp cách nói gián tiếp để nhắc nhở con.
- Kể những tấm gương gần gũi trong gia đình thay vì gương của người xa lạ.
- Luôn có những món quà nhỏ cho con khi đi xa về.
- Cố gắng làm nhiều việc cùng con.
- Chia sẻ, thảo luận về những việc xung quanh, về những cuốn sách, bộ phim, sự kiện xã hội với con.
- Tạo cơ hội cho con làm ra tiền với lý do chính đáng, không hỏi con dùng tiền làm gì, chỉ hỏi con cách thu/chi và góp ý kiến.
- Hãy đưa ra đề tài để cả nhà cùng thảo luận hàng tuần, đi kèm với phần thưởng.
- Trò chơi High and low: kể lại chuyện vui và buồn nhất trong ngày và mỗi người sẽ có 1 câu hỏi.
- Trò chơi thức dậy: Dưới đây là status của chị Ái Liên ngày 16/12 như sau:
"Trò chơi THỨC DẬY giúp cho trẻ bắt đầu ngày mới hạnh phúc vui tươi. Công thức là CON/CÁI GÌ (là cha mẹ) CẮP/ÔM CÁI/CON GÌ (đứa trẻ con) ĐI/BAY CHỖ KHÁC
Ví dụ: Con quạ cắp quả trứng, Con diều hâu cắp con gà, con nhện ôm cái trứng bò ra khỏi giường, Trực thăng nâng lính dù ra khỏi giường ."
-----------------
Trên đây chỉ là ghi lại với mục đích cá nhân là lưu giữ, lâu lâu đọc lại và mở ra khi cần. Mình vẫn khuyến khích các bạn (nếu có tình cờ ghé ngang qua blog của mình) tham dự trực tiếp khóa học của chị Ái Liên, vì được chia sẻ trực tiếp các nội dung trên, các câu chuyện khác của chị Ái Liên và các phụ huynh khác, đặc biệt là được "Cháy cùng con". :D
Mẹ đăng ký học CMAH ngay hôm mẹ đi nghe Kỷ luật không nước mắt, rồi sau đó về nhà mẹ cũng tự hỏi "Liệu có đáng để bỏ ra từng đó học phí cho 2 ngày học hay không?" nhưng khi học xong rồi thì mẹ thấy thật xứng đáng con ạ. Những kiến thức được cung cấp là rất nhiều và sẽ phải tốn nhiều thời gian để những kiến thức ày ăn nhập vào cuộc sống của mẹ và trở thành lối sống. Và nhiều kiến thức không chỉ là để bổ sung cho con, để cung cấp cho con mà còn cần cho mẹ nữa, để tự bồi dưỡng bản thân.
Dưới đây là phần tóm tắt từ bản thân mẹ, và bổ sung thêm ý, phần tóm tắt từ chị Ái Liên và các phụ huynh khác vì mẹ thấy các status của chị Ái Liên trên facebook rất ngắn gọn mà lại ý nghĩa, nên mẹ muốn đem về đây cất giữ cho mình.
-------------------
Cha mẹ thường hay đánh con khi con không ngoan, không nghe lời để rồi sau đó lại hối hận vì sao mình lại đánh con như thế. Nguyên nhân là khi nóng giận, cha mẹ đã bị cơn giận làm chủ, và không thể kiểm soát được hành động của mình. Do đó cần phải hạ hỏa trước khi cơn giận làm chủ mình.
Các cách để hạ hỏa:
- Làm mình đau để chuyển sự tập trung vào việc đau
- Thở sâu
- Uống nước liên tục như đang uống các cơn giận
- Đi chỗ khác
- Im lặng
Và quan trọng là phải luyện tập để các cách trên trở thành phản xạ: hãy nghĩ đến 1 trường hợp khi con làm bạn tức giận (khi con la hét, quấy khóc) và thực hiện 1 trong các cách trên để hạ hỏa. Sau đó áp dụng theo nguyên tắc chê để nói chuyện với con.
1. Nhận diện vấn đề: Cha mẹ cần xác định Con là điều gì trong suy nghĩ của cha mẹ và Kỳ vọng của cha mẹ là gì. (Đối với mẹ, con là niềm hạnh phúc và mẹ cũng chỉ mong con sống hạnh phúc. Nhưng rồi qua chia sẻ của chị Ái Liên, định nghĩa về hạnh phúc của con và của mẹ sẽ khác nhau. Sẽ có lúc mẹ cho rằng như thế này mới là hạnh phúc nhưng với con, hạnh phúc là như thế khác. Và mẹ đã thay đổi kỳ vọng của mình 1 chút, mong con tìm ra định nghĩa hạnh phúc cho bản thân và sống hạnh phúc theo cách của con).
Và khi đã hiểu kỳ vọng của mình, cha mẹ cần xây dựng chiến lược (what and when), kế hoạch thực hiện và hành động thực tế.
2. Quyền cơ bản của trẻ em:
Một số lưu ý:
- Hãy nhớ người lớn có thể thông cảm cho trẻ em bằng quá khứ tuổi thơ của mình nhưng trẻ em không thể hóa thành người lớn để thông cảm.
- Dưới 18 tuổi những gì trẻ thể hiện chỉ là tiềm năng. Từ sau 18 tuổi là giai đoạn từ tiềm năng chuyển thành khả năng. Do đó đừng quá áp lực với trẻ trong 18 năm đầu đời. Đừng đòi hỏi kết quả ngay lập tức.
- Hãy hỗ trợ bé để bé phát triển tối đa tiềm năng của mình trong 18 năm đầu đời.
- Đừng để trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy bị lừa dối. Cho bé biết càng sớm càng tốt các thay đổi trong gia đình (đổi chỗ ở, sinh thêm bé ..) để bé chuẩn bị tinh thần. Nếu bé đã có cảm giác đó, hãy tìm cách giải thích lại cho bé, xác nhận lại với bé là bé không bị bỏ rơi. Nếu không biết lý do, hãy ôm ấp, thể hiện tình yêu thương, nói chuyện với bé hàng đêm để mưa dầm thấm lâu, để bé cảm thấy bình an.
- Không nói dối con và không dạy con nói dối.
"SELF-SABOTAGE - TỰ PHÁ MÌNH
Khi trẻ em có CẢM GIÁC BỊ BỎ RƠI dù là có hay không thật sự bị bỏ rơi, TIỀM THỨC của bé sẽ kết luận là THẾ GIỚI LÀ NƠI KHÔNG AN TOÀN và KHÔNG CÓ NƠI NƯƠNG TỰA.
Vì vậy, khi lớn lên, và mọi việc đã an toàn, yên ổn, gia đình hạnh phúc, công việc tốt đẹp thì TIỀM THỨC & Ý THỨC bắt đầu XUNG ĐỘT. Ý thức nói cuộc sống rất tốt đẹp, nhưng Tiềm thức thì vẫn còn kết luận củ về một thế giới bất an.
Rất không may là Tiềm thức mới là nơi quyết định hành vi và cá tính của con người, và thế là Tiềm thức thúc đẩy cá nhân này làm sao cho thế giới trở nên đúng với kết luận của nó, nghĩa là "hãy LÀM SAO thế giới của bạn ĐÚNG như kết luận của tiềm thức"
Người có vấn đề TỰ PHÁ MÌNH (SELF-SABOTAGE) thường hay bỏ công việc tốt, gây gỗ hay chia tay người yêu hoặc vợ chồng đang hạnh phúc, dọn đi nơi khác ở khi đang êm ấm . . . chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt và không chính đáng.
Vì vậy, hãy cẩn thận. ĐỪNG làm cho bé có cảm giác bị bỏ rơi.
TRÁNH KHÔNG làm những việc sau:
- TRỐN con đi công tác, đi làm, đi công chuyện . . .
- Đưa con vào mẫu giáo, trường mới, nhà người quen, nhà ông bà . . . TRỐN VỀ khi con đang chơi
- Cho con NGỦ rồi trốn đi hoặc về phòng mình mà KHÔNG NÓI VỚI BÉ TRƯỚC KHI NGỦ
- THAY ĐỔI nhà ở, trường học, người làm, người trông bé, cô thầy giáo, người thân ở chung nhà . . . thường xuyên
- LẤY ĐI ĐỒ VẬT BÉ YÊU THÍCH mà không có sự đồng ý hay giải thích, thuyết phục
- Khi NGƯỜI THÂN CHẾT, DỌN ĐI NƠI KHÁC . . . mà không có sự giải thích hay thăm viếng
HÃY TRÒ CHUYỆN, GIẢI THÍCH, ÂU YẾM, ÔM ẤP, CHƠI ĐÙA, VUỐT VE . . . sau những sự việc trên xảy ra, để bé hiểu rằng thế giới của bé luôn an toàn vì có vòng tay yêu thương và bảo vệ vô điều kiện của Bố Mẹ & người thân."
3. Cho con nhiệm màu:
Dưới đây là status của chị Ái Liên trên facebook ngày 25/12:
"Trẻ em dưới 6 tuổi thường không phân biệt được tiên giới và thực cảnh, và điều đó thật tuyệt vời. HÃY CHO CÁC EM ĐƯỢC SỐNG TRONG THẾ GIỚI THẦN TIÊN.
- Bé hỏi: Mẹ ơi, ông già Noel có thật không?
- Hãy trả lời: Có lẽ là có vì cả thế giới mong mỗi năm rất nhiều trẻ em thức dậy và tìm ra quà ông để trong tất treo trên lò sưỡi hằng năm.
- Bé hỏi: Thế Mẹ gặp ông già Noel bao giờ chưa?
- Hãy trả lời: Không ai gặp được ông ấy đâu. Vì ông chỉ xuất hiện khi tất cả mọi người ngủ say thôi con ạ. Vì vậy, con muốn ông đến vào đêm Noel, hãy ngủ thật say rồi khi con thức dậy sáng hôm sau, con sẽ nhận được quà của ông để vào tất trên lò sưỡi nhé."
Có thể sử dụng các nguyên tắc sau để tạo sự nhiệm màu: là điều xảy ra khi bé không nhìn thấy, không nghe thấy, không thức giấc hoặc khi bé không có nhà ... nhưng phải để lại dấu tích.
4. Thiên đường tuổi thơ:
- Mọi việc đều theo quy tắc sinh hoạt, đều có phần Biến (sự thích thú, phấn chấn, thách thức) và phần Định (an toàn, an tâm, ổn định).
- Xây dựng thời khóa biểu cho bé, giới hạn được/không (giới hạn về chỗ chơi/ giờ chơi, xin phép khi dùng đồ người khác ...).
- Khi tiếp cận vấn đề mới, hãy tiếp cận càng chậm càng tốt, từ từ, dần dần, từ xa tới gần.
- Trách nhiệm của cha mẹ là làm cho con mình đừng ghét học bằng cách đừng tạo áp lực cho con.
- 8 loại thông minh cho trẻ (phần này mình sẽ làm 1 note riêng và viết kỹ hơn vào dịp khác).
- Từ chính mình: xây dựng thói quen chủ động, luôn suy nghĩ, điều chỉnh thói quen của mình; dạy con đừng làm nô lệ của tình cảm; dạy con vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.
- Từ người thân, người quen, người lạ: dạy bé nói cho cha mẹ ngay khi có người khác đụng vào những chỗ riêng tư trên cơ thể. Cha mẹ phải luôn bình tĩnh, an ủi, giúp bé bình tĩnh và không làm vấn đề nặng hơn. Cha mẹ phải luôn quan sát khi con chơi với người khác. Trẻ không đi lại chỗ vắng vẻ, luôn hỏi thăm con chuyện trong ngày của con (sau khi kể con nghe chuyện của mình để con không có cảm giác bị tra khảo). Trẻ dưới 10 tuổi: không trả lời đện thoại, không mở cửa cho khách.
- Dạy con không chạm, không ngửi, không nếm những gì con không biết. Không chạm vào chất lỏng từ cơ thể người khác chảy ra.
- Ý nghĩa của tiền: Tiền là hệ quả, không bao giờ là mục đích. Tiền sinh ra để phục vụ mình. Tiền không xấu, chỉ có tiền đi với hành động xấu.
- Làm sao làm ra tiền: tích lũy, lao động, đầu tư. Tạo cơ hội cho bé bỏ ống heo, xài tiền tiết kiệm cho những nhu cầu chính đáng của bé.
- Làm sao giữ và xài tiền: giúp bé xây dựng tiêu chí thu - chi, tinh thần tiết kiệm.
Ngày thứ hai của chương trình thật ra là khóa "Cha mẹ hồn nhiên" cung cấp kiến thức cho cha mẹ làm sao để thích chơi với con, chơi với con luôn vui.
Phần này thì mình muốn dùng 1 note của chị Ái Liên là tổng hợp của phụ huynh Phạm Thị Nhung đã tham gia chương trình, đăng trên facebook của chị Ái Liên ngày 26/12:
"Hãy cùng tận hưởng thời gian tuyệt vời khi chơi cùng con nào!
Đối với người lớn, ăn- uống- ngủ- làm việc- nghỉ ngơi là nghiêm túc thì đối với trẻ em, CHƠI ĐÙA là NGHIÊM TÚC.
Vì vậy, với trẻ em:
- Giờ nào cũng là giờ chơi.
- Chỗ nào cũng là chỗ chơi.
- Cái gì cũng là đồ chơi.
- Ai cũng là bạn chơi.
Mục đích chính của chơi đùa là: VUI, ẩn sau đó mới là "học". Vì vậy, khi chơi với con, chúng ta hãy chơi bằng 5 giác quan (âm thanh như la hét, ố, á, úi, ai dà nóng quá, cha cha lạnh quá...)
Khi dạy con, chúng ta phải dạy đúng, vì vậy, nếu có gì mình chưa chắc chắn có đúng ko thì đừng dạy vội, hãy nói với con rằng, cái này mẹ/ bố chưa biết rõ, để bố/ mẹ tìm hiểu rồi sẽ cho con biết sau nhé.
Còn khi chơi với con, nếu con có nói gì sai, bố mẹ đừng chỉnh sửa gì cả, chỉ cười thôi. Tại sao lại thế? Tại vì: nếu chúng ta chỉnh sửa sai sót của con ngay lập tức, là chúng ta đặt mục đích học lên trên mục đích chơi vui của con, con sẽ cảm thấy mấy hứng. Cứ nhiều lần như thế, con trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin, tự nhiên, sẽ băn khoăn ko biết mình chơi thế có đúng ko? mình nói thế có đúng ko?...
Không chỉnh sửa khi con chơi, ko có nghĩa là con sai mình để mặc con. Mình sẽ ko trực tiếp chỉ cho con chỗ sai mà là gián tiếp giúp con nhận ra chỗ sai của mình và con sẽ tự sửa.
Ví dụ:
1) Có 5 anh em siêu nhân, con đếm 1, 2, 3 ,4, 5 nhưng khi hỏi con có mấy chú siêu nhân, con lại nói là 3 thì hãy đừng chỉnh con là "có 5 chú chứ". Thay vì nói như vậy, mình có thể nói với con là: ồ, con chỉ cần 3 chú siêu nhân thôi àh, vậy con lấy 3 chú, còn bố/ mẹ lấy 2 chú nhé. Rồi đếm lại 1, 2, 3, 4, 5 nè, của con 3 chú nè 1, 2, 3, còn của bố/ mẹ 2 chú (1, 2). Như vậy, chúng ta ko chỉ ra rằng con đã sai, mà là mình đang dạy con 3 + 2 = 5.
2) Khi con đã biết phân biệt màu sắc rồi, nếu con cầm 1 chú siêu nhân màu xanh mà nói là mầu trắng. Bố/ mẹ cũng ko nên sửa lại là "màu xanh chứ con" mà chỉ cười thôi, rồi đưa chú siêu nhân màu trắng ra cho con và hỏi con chú này mầu gì. Lúc đó, con sẽ tự nhận ra chú này màu trắng và chú kia màu xanh...
3) Khi con có đồ chơi mới, bố mẹ đừng vội hướng dẫn con cách chơi. Hãy để con tự mình khám phá đồ chơi đó và cho con tự chơi theo trí tưởng tượng của con. VD: Bộ đồ chơi cá ngựa ko phải chỉ có cách chơi bình thường như mình vẫn hay chơi. Đối với trẻ con, con có thể tưởng tượng ra nhiều thứ khác và chơi theo cách của con, hãy để cho trẻ được tự do tưởng tượng và mơ mộng. TƯỞNG TƯỢNG VÀ MƠ MỘNG là cái NÔI của các phát minh vĩ đại.
Chỉ khi con mầy mò mãi mà chưa biết cách chơi, con cần bố mẹ giúp, thì bố mẹ chỉ hướng dẫn con thôi, rồi hoặc để con tự chơi hoặc mình chơi cùng con. Nếu thấy con làm sai thì cũng đừng nhắc nhở gì cả. VD như trò chơi ghép tranh, mình chỉ hướng dẫn con cách ghép (giúp con nhận biết miếng ghép nào ở vòng ngoài, ghép từ ngoài vào trong), sau đó cứ nhìn con chơi hoặc bố mẹ làm việc khác, kệ cho con chơi một mình rồi thỉnh thoảng ngó xem con ghép đc chưa, nếu ghép đc 1 vài miếng ghép thì lại khích lệ con "ôi, con giỏi thế, con ghép đc mấy miếng rồi nè, con ghép tiếp đi nhé, khi nào xong thì gọi bố/ mẹ nhé, Dzê!". Nhiều khi bố mẹ hay sốt ruột, thấy con ghép một miếng ghép vào sai chỗ là lại bảo con xoay lại đi hoặc con ghép miếng khác đi... như vậy, con sẽ trở thành con rối trong tay bố mẹ, chơi theo sự chỉ đạo của bố mẹ thì còn vui được ko?
4) Khi chơi/ đọc truyện cho con, bố mẹ hãy ko ngừng hỏi con các câu hỏi mở (5W- 1H)
What, When, Who, Why, Where & How.
Hãy khuyến khích con hỏi bố mẹ để khám phá thế giới và nhớ rằng: THERE IS NO STUPID QUESTION (Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn).
Nếu câu hỏi của con là câu hỏi mới, bố mẹ sẽ trả lời thật chi tiết, đầy đủ nhất có thể để giảng kiến thức cho con, với những câu hỏi mà bố mẹ nghĩ con có thể tự trả lời đc, thì bố mẹ sẽ hỏi lại con, dẫn dắt con tự đưa ra câu trả lời.
5) Cách đọc truyện/ kể chuyện C-A-R-E:
Combine: tổng hợp (sau khi đọc xong, bố mẹ hỏi lại con xem trong truyện có bao nhiêu con vật/ người,... (có thể dùng câu hỏi mớ 5W- 1H).
Act: Diễn đạt (bố mẹ nên đọc/ kể truyện với giọng đọc thật ly kỳ, cuốn hút và còn có thể diễn đạt bằng hành động, sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để tăng phần hứng thú, hấp dẫn cho con)
Role play: Đóng vai (bố mẹ nên hỏi con để con tự phân vai cho con và cho bố mẹ).
Expand: Mở rộng (sau khi đọc xong truyện, bố mẹ có thể hỏi con rằng mình có thể thay các nhân vật trong truyện thành các con vật/ ng khác... để giúp con động não và tư duy ra khỏi khuôn khổ của câu truyện vừa rồi. Cái đó người ta gọi là "Thinking outside of the box".
Trên đây là 1 vài chia sẻ của mình sau khi lĩnh hội được 1 vài khóa học và đọc sách.
Chúc các bố mẹ và các con có những giây phút vui vẻ, thoải mái và bổ ích qua các trò chơi. Dzeee!"
Ngoài những điều như trên thì trong chương trình này chị Ái Liên cũng nhắc đến 1 số nội dung khác như:
1. Gieo mầm tư duy cho bé bằng cách dạy bé khả năng quan sát, nhận xét, phân tích và tổng hợp.
- Quan sát là có sao nói vậy, không bao gồm những ý kiến có được do kinh nghiệm, đánh giá và kiến thức cá nhân, cảm xúc riêng.
- Nhận xét trên cơ sở đặc điểm của đối tượng, điểm giống nhau, khác nhau, sự tương phản, tương đồng.
- Phân tích: theo hai hướng: sâu (đến từng chi tiết nhỏ của đối tượng), rộng (phân tích các sự việc xung quanh liên quan đến đối tượng).
Phân tích = Quan sát + đánh giá + kinh nghiệm + cảm xúc + ...
2. Kỹ năng đọc nhanh: đọc lướt và dừng lại ở những chữ quan trọng, xem mục lục đoán ý chính, đọc theo chiều dọc của sách.
3. Các cách giáo dục truyền thống:
- Luôn tin tưởng con
- Không chê bai trực tiếp, tiếp cách nói gián tiếp để nhắc nhở con.
- Kể những tấm gương gần gũi trong gia đình thay vì gương của người xa lạ.
- Luôn có những món quà nhỏ cho con khi đi xa về.
- Cố gắng làm nhiều việc cùng con.
- Chia sẻ, thảo luận về những việc xung quanh, về những cuốn sách, bộ phim, sự kiện xã hội với con.
- Tạo cơ hội cho con làm ra tiền với lý do chính đáng, không hỏi con dùng tiền làm gì, chỉ hỏi con cách thu/chi và góp ý kiến.
- Hãy đưa ra đề tài để cả nhà cùng thảo luận hàng tuần, đi kèm với phần thưởng.
- Trò chơi High and low: kể lại chuyện vui và buồn nhất trong ngày và mỗi người sẽ có 1 câu hỏi.
- Trò chơi thức dậy: Dưới đây là status của chị Ái Liên ngày 16/12 như sau:
"Trò chơi THỨC DẬY giúp cho trẻ bắt đầu ngày mới hạnh phúc vui tươi. Công thức là CON/CÁI GÌ (là cha mẹ) CẮP/ÔM CÁI/CON GÌ (đứa trẻ con) ĐI/BAY CHỖ KHÁC
Ví dụ: Con quạ cắp quả trứng, Con diều hâu cắp con gà, con nhện ôm cái trứng bò ra khỏi giường, Trực thăng nâng lính dù ra khỏi giường ."
-----------------
Trên đây chỉ là ghi lại với mục đích cá nhân là lưu giữ, lâu lâu đọc lại và mở ra khi cần. Mình vẫn khuyến khích các bạn (nếu có tình cờ ghé ngang qua blog của mình) tham dự trực tiếp khóa học của chị Ái Liên, vì được chia sẻ trực tiếp các nội dung trên, các câu chuyện khác của chị Ái Liên và các phụ huynh khác, đặc biệt là được "Cháy cùng con". :D
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
15 tháng tuổi
Vi đã tròn 15 tháng tuổi vào ngày Noel, đến hôm nay mẹ mới tổng kết được cho con.
Ăn uống: Vi vẫn ăn 2 bữa cháo/ngày, mỗi bữa nửa chén (không tăng tẹo nào). Ăn thô thì có vẻ khá hơn 1 tí, phở cắt nhỏ và thịt bò xắt lát mỏng rồi xé nhỏ con vẫn chịu ăn. Con thấy ai ăn gì mà muốn thử sẽ chạy tới "nhăm nhăm" rồi "ạ", con cũng thích thử nhiều món. Con thích uống rượu vang, mấy lần thấy ba lấy ly rượu ra là con chỉ ngay, rồi "ư ư" đòi liền. Con ngửi rồi cười, nếm 1 tí xong cũng cười rồi đòi uống tiếp, ghê thật! Con biết tự lấy bình nước uống khi muốn. Mấy hôm bệnh con chịu uống nhiều nước cam mà trước đó con chỉ chịu uống 2,3 muỗng thôi.
Vận động: đi đã vững lắm rồi, nhiều lúc còn chạy nữa, nhiều lúc thì đi như say rượu. Khi nào muốn ai ẵm, con sẽ tới đứng trước mặt người đó, giơ tay và nói "ẵm". Con hay lấy giày cao gót của mẹ rồi cố mang và đi. Buồn cười lắm!
Ngôn ngữ: con nói được nhiều từ 1 tiếng: ba, bà, ông, hông, áo, ẵm, chú, cô, tắm, bầu, ù, cá, cam, cơm, bóng, banh. Chỉ có từ "mẹ" là con vẫn chẳng chịu nói. Thiệt buồn!
Con rất thích chơi trong nước, đợt rồi không bệnh thì con đã được đi công viên nước thêm lần nữa. Con biết tự leo lên ghế và tự cầm bình sữa uống. Con thích leo lên cầu thang mặc dù cái này cả nhà đều sợ cho con. Con rất hay đánh lại khi bị la hoặc không cho con làm điều con muốn (không biết con học ở đâu). Lúc đầu mẹ hay đánh vào tay con mỗi khi con làm vậy nhưng về sau mẹ nghĩ nếu mẹ cũng đánh con khi mẹ không bằng lòng, thì hóa ra mẹ đang dạy con là khi bị đánh thì hãy đánh lại nên mẹ không làm vậy nữa, mẹ nghiêm khắc nhìn con và nói con không được làm thế. Không biết có đúng không, mẹ sẽ tìm hiểu thêm.
Tháng này con cũng bị sốt phát ban (lần sốt thứ 2 trong đời). Mẹ thiệt là người mẹ giang hồ, lần sốt trước của con đã cách đây cả năm thế là mẹ chẳng nhớ gì về liều lượng thuốc hạ sốt cho con. Rồi thật ngờ nghệch vì không nhớ cách hạ sốt bằng viên nhét hậu môn vì ban đêm con có chịu uống thuốc đâu. Thế là đêm đó con sốt 39 độ. May sao là con chỉ sốt 2 ngày, đến hôm thứ 3 thì nhiệt độ bình thường nhưng con vẫn hơi mệt, rồi sau đó con bắt đầu phát ban nhưng mẹ cứ tưởng con bị nóng như mọi khi. Con phát ban cũng nhẹ, khi nổi trên chân thì ngực đã bớt, khi xuống tới bắp chân thì hầu như phần trên đã hết nên ra đường cũng không ai biết con phát ban. Đúng là con khỏe, con ngoan bù lại cho người mẹ giang hồ ngờ nghệch, chỉ tìm hiểu khi gặp chuyện (vì tìm hiểu trước thì rồi mẹ cũng quên, vì trí nhớ của mẹ rất ngắn hạn).
Tháng này con chẳng học hành gì cả, trọng tâm của tháng là chơi với dì Hai và chị Nhi thôi. Nhưng bắt đầu từ tháng sau mẹ sẽ lên thời khóa biểu cho con và các trò chơi sẽ giới thiệu cho con.
Tháng thứ 16 nhiều niềm vui con nhé!
Hôn con!
Ăn uống: Vi vẫn ăn 2 bữa cháo/ngày, mỗi bữa nửa chén (không tăng tẹo nào). Ăn thô thì có vẻ khá hơn 1 tí, phở cắt nhỏ và thịt bò xắt lát mỏng rồi xé nhỏ con vẫn chịu ăn. Con thấy ai ăn gì mà muốn thử sẽ chạy tới "nhăm nhăm" rồi "ạ", con cũng thích thử nhiều món. Con thích uống rượu vang, mấy lần thấy ba lấy ly rượu ra là con chỉ ngay, rồi "ư ư" đòi liền. Con ngửi rồi cười, nếm 1 tí xong cũng cười rồi đòi uống tiếp, ghê thật! Con biết tự lấy bình nước uống khi muốn. Mấy hôm bệnh con chịu uống nhiều nước cam mà trước đó con chỉ chịu uống 2,3 muỗng thôi.
Vận động: đi đã vững lắm rồi, nhiều lúc còn chạy nữa, nhiều lúc thì đi như say rượu. Khi nào muốn ai ẵm, con sẽ tới đứng trước mặt người đó, giơ tay và nói "ẵm". Con hay lấy giày cao gót của mẹ rồi cố mang và đi. Buồn cười lắm!
Ngôn ngữ: con nói được nhiều từ 1 tiếng: ba, bà, ông, hông, áo, ẵm, chú, cô, tắm, bầu, ù, cá, cam, cơm, bóng, banh. Chỉ có từ "mẹ" là con vẫn chẳng chịu nói. Thiệt buồn!
Con rất thích chơi trong nước, đợt rồi không bệnh thì con đã được đi công viên nước thêm lần nữa. Con biết tự leo lên ghế và tự cầm bình sữa uống. Con thích leo lên cầu thang mặc dù cái này cả nhà đều sợ cho con. Con rất hay đánh lại khi bị la hoặc không cho con làm điều con muốn (không biết con học ở đâu). Lúc đầu mẹ hay đánh vào tay con mỗi khi con làm vậy nhưng về sau mẹ nghĩ nếu mẹ cũng đánh con khi mẹ không bằng lòng, thì hóa ra mẹ đang dạy con là khi bị đánh thì hãy đánh lại nên mẹ không làm vậy nữa, mẹ nghiêm khắc nhìn con và nói con không được làm thế. Không biết có đúng không, mẹ sẽ tìm hiểu thêm.
Tháng này con cũng bị sốt phát ban (lần sốt thứ 2 trong đời). Mẹ thiệt là người mẹ giang hồ, lần sốt trước của con đã cách đây cả năm thế là mẹ chẳng nhớ gì về liều lượng thuốc hạ sốt cho con. Rồi thật ngờ nghệch vì không nhớ cách hạ sốt bằng viên nhét hậu môn vì ban đêm con có chịu uống thuốc đâu. Thế là đêm đó con sốt 39 độ. May sao là con chỉ sốt 2 ngày, đến hôm thứ 3 thì nhiệt độ bình thường nhưng con vẫn hơi mệt, rồi sau đó con bắt đầu phát ban nhưng mẹ cứ tưởng con bị nóng như mọi khi. Con phát ban cũng nhẹ, khi nổi trên chân thì ngực đã bớt, khi xuống tới bắp chân thì hầu như phần trên đã hết nên ra đường cũng không ai biết con phát ban. Đúng là con khỏe, con ngoan bù lại cho người mẹ giang hồ ngờ nghệch, chỉ tìm hiểu khi gặp chuyện (vì tìm hiểu trước thì rồi mẹ cũng quên, vì trí nhớ của mẹ rất ngắn hạn).
Tháng này con chẳng học hành gì cả, trọng tâm của tháng là chơi với dì Hai và chị Nhi thôi. Nhưng bắt đầu từ tháng sau mẹ sẽ lên thời khóa biểu cho con và các trò chơi sẽ giới thiệu cho con.
Tháng thứ 16 nhiều niềm vui con nhé!
Hôn con!
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
7 kỹ năng sinh viên cần có
Mẹ thấy bài này hay nên lưu lại, sẽ lôi ra đọc và dịch khi có thêm thời gian :D
Link nguyên bản tại đây: http://asiasociety.org/education/resources-schools/professional-learning/seven-skills-students-need-their-future
The must-have skills of the future:
Link nguyên bản tại đây: http://asiasociety.org/education/resources-schools/professional-learning/seven-skills-students-need-their-future
The must-have skills of the future:
- Critical thinking and problem-solving (Tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề)
- Collaboration across networks and leading by influence (Khả năng hợp tác theo nhóm và lãnh đạo)
- Agility and adaptability (sự nhanh nhẹn và thích nghi)
- Initiative and entrepreneurialism (sự chủ động và ?)
- Effective oral and written communication (giao tiếp tốt bằng văn nói và văn viết)
- Accessing and analyzing information (khả năng tiếp cận và phân tích thông tin)
- Curiosity and imagination (sự ham hiểu biết và khả năng tưởng tượng)
Công viên nước
Hôm qua đi ban ngày, qua trưa, trời nắng chang chang mệt quá nên hôm nay cả nhà quyết định đi công viên nước sau khi con ngủ dậy. Thật là sáng suốt! Chơi hơi bị thiếu giờ 1 tí nhưng cũng khá đủ. Theo thông báo thì 17h30 mới ngừng trò chơi nhưng thực tế thì 17h đã ngừng hết và người chơi thì lũ lượt đi về hết rồi.
Thôi tường thuật bằng hình ảnh nha!
Trong lúc chờ đi chơi trò mới thì con ngồi trên phao chụp 1 tấm theo yêu cầu của mẹ, he he
Sau đó mình còn đi Dòng sông lười và chơi trong hồ jacuzzi nữa nhưng lúc đó không ai cầm máy ảnh nên chẳng chụp được tấm nào. Con rất thích hồ jacuzzi, tỏ ra hào hứng lắm, mẹ ẵm con theo tư thế tập bơi, con cười quá trời. Chỉ đến khi bị sặc nước thì mẹ cho con lên bờ luôn.
Thấy con thích mẹ cũng vui! Mẹ sẽ cố cho con đi chơi nước thêm nhiều lần nữa, làm tiền đề tốt cho con học bơi sau này :D
Hôn con!
Thôi tường thuật bằng hình ảnh nha!
Tấm này chụp khi mới vào, canh được lúc con cười rất tươi. Ngay sau lưng con là vòi phun nước chị Nhi rất thích.
Cái này chụp trong hồ thiếu nhi, hồ không sâu, con có thể đi được bằng chân.
Cả 3 chụp chung 1 tấm nhưng con thì không cười tẹo nào.
Tấm này chụp đúng lúc con cười, xinh ghê!
Tấm này chụp trong hồ tạo sóng, sóng nhấp nhô và nước cao nhưng con cũng không sợ, nhiều lần uống nước nhưng không khóc tí nào.
Trong lúc chờ đi chơi trò mới thì con ngồi trên phao chụp 1 tấm theo yêu cầu của mẹ, he he
Sau đó mình còn đi Dòng sông lười và chơi trong hồ jacuzzi nữa nhưng lúc đó không ai cầm máy ảnh nên chẳng chụp được tấm nào. Con rất thích hồ jacuzzi, tỏ ra hào hứng lắm, mẹ ẵm con theo tư thế tập bơi, con cười quá trời. Chỉ đến khi bị sặc nước thì mẹ cho con lên bờ luôn.
Thấy con thích mẹ cũng vui! Mẹ sẽ cố cho con đi chơi nước thêm nhiều lần nữa, làm tiền đề tốt cho con học bơi sau này :D
Hôn con!
Caty shop
Theo nguyện vọng của chị Nhi, mẹ và dì Hai dẫn chị Nhi đi Caty shop chơi. Ấn tượng hơi thất vọng 1 tí vì không có nhiều mèo, mà mấy con mèo thì ốm thảm thương, tội nghiệp ghê. Chị Nhi rất thích mèo nên chơi say sưa, ôm ấp, nựng, vuốt ve đủ kiểu. Sau đó, cả 3 cũng ghé Dogi shop ngay trên lầu trên để xem chó nhưng cảm giác còn thất vọng hơn. Khi đi vào các con chó sủa inh ỏi, làm giật cả mình. Lúc ngồi chơi, các bé cũng sủa inh ỏi nên mẹ không thích lắm.
Mẹ chỉ copy 1 tấm hình của mẹ và con mèo con thôi, con xem đỡ nhé!
Ôi trông mẹ xấu quá so với chú mèo, em này là em dễ chơi nhất trong tất cả các em. Nhìn lông xù vậy nhưng sờ vào thì thấy toàn xương không thôi con ạ!
Mẹ chỉ copy 1 tấm hình của mẹ và con mèo con thôi, con xem đỡ nhé!
Ôi trông mẹ xấu quá so với chú mèo, em này là em dễ chơi nhất trong tất cả các em. Nhìn lông xù vậy nhưng sờ vào thì thấy toàn xương không thôi con ạ!
Đi chơi kidcity
Mình đi Kidcity chủ yếu là cho chị Nhi đi, con chỉ đi tham quan thôi. Mẹ nghĩ là đến trưa sẽ về nên chỉ mang sữa tươi cho con thôi, ai ngờ đi tới 2h mới xong và về. Con lại không hào hứng với sữa tươi, mẹ gọi cháo gà cho con thì con chỉ ăn 1 tẹo rồi cáu, chắc là vì buồn ngủ. Dỗ con ngủ trên vai nhưng đặt xuống ghế thì con thức giấc. Nhưng túm lại, mọi người đều có 1 ngày vui!
Chụp hình trong lúc chị Nhi chuẩn bị show trình diễn thời trang :D
Với bà ngoại, trên tay là cái túi của chị Nhi, con tranh thủ chơi khi chị không để ý
Chơi trong nhà banh với chị, nhưng nhà banh này có vẻ cũ và bẩn nên mẹ chỉ cho chơi 1 tí thôi
Học vẽ với dì Hai, trông có vẻ nghiêm túc thế không biết
Đây này, con vẽ thế này này ...
Hai chị em trong lúc chờ taxi đi về
Một tấm có 4 người phụ nữ, dì Hai bận làm phó nháy
Play and learn - 3
Dạo này bận quá, mẹ không update theo tuần được, nên chỉ nhớ và ghi lại khi có dịp thôi con nhé!
Little musician, Little math, Little reader, Tweedlewink và Flashcard vẫn là những món quen thuộc, dù tần suất bị giảm bớt khá nhiều trong thời gian qua.
Các trò chơi sensory play như sau:
- Làm quen với pom pom.
- Nghịch với mì spaghetti.
- Chơi với đồ trang trí Noel như ông già noel, cây thông, người tuyết
- Chơi với lục lạc, mẹ buộc 1 cái vào chân con, và cho con nghe tiếng động khi con di chuyển.
- Chơi với các que kem gỗ, con tự cho từng que vào chai nhỏ, rồi đóng nắp, rồi đổ ra, cứ thế chơi 3,4 lần.
- Chơi với bong bóng thường, bong bóng nước
- Làm quen với các lục lạc màu sắc khác nhau, tập bỏ lục lạc vào từng ô nhỏ.
Little musician, Little math, Little reader, Tweedlewink và Flashcard vẫn là những món quen thuộc, dù tần suất bị giảm bớt khá nhiều trong thời gian qua.
Các trò chơi sensory play như sau:
- Làm quen với pom pom.
- Nghịch với mì spaghetti.
- Chơi với đồ trang trí Noel như ông già noel, cây thông, người tuyết
- Chơi với lục lạc, mẹ buộc 1 cái vào chân con, và cho con nghe tiếng động khi con di chuyển.
- Chơi với các que kem gỗ, con tự cho từng que vào chai nhỏ, rồi đóng nắp, rồi đổ ra, cứ thế chơi 3,4 lần.
- Chơi với bong bóng thường, bong bóng nước
- Làm quen với các lục lạc màu sắc khác nhau, tập bỏ lục lạc vào từng ô nhỏ.
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
1 ngày trước tận thế
Ui tháng này thiệt là bận rộn, công việc cũng không áp lực đến mức thở không nổi nhưng cũng có việc làm. Ngày nào nghỉ phép không đi làm thì đi chơi, đi Vũng Tàu, siêu thị, kidcity, công viên nước, shopping, cafe, ăn cơm tiệm ... Không làm, không chơi nữa thì đi học, học sáng tới tối, người rũ cả ra.
Tháng này dì Hai và chị Nhi về nên nhà mình đi khá nhiều, chuyện học hành của con bị gián đoạn 100%, Tweedlewink lẹt đẹt tới bài 11, Little musician cũng chỉ thêm được vài bài, flashcard không thêm được cái nào. Thời khóa biểu của con thay đổi liên tục, mẹ thì tối nào cũng cảm thấy đuối, xòe tay còn không nổi. Nhưng chẳng việc gì phải lo con nhỉ, học là chơi, chơi là học và mẹ còn 17 năm nữa để trải nghiệm cùng con.
Như kế hoạch, mẹ đã tham gia lớp "Cha mẹ am hiểu" và thật sự hài lòng, cảm thấy những gì mình thu nhận được là rất nhiều, so với mức học phí thì là rất rất nhiều. Mẹ sẽ làm 1 cái note để ghi lại những gì mẹ thu nhận cho bản thân mình trong thời gian tới (chắc là phải đầu năm sau vì từ giờ tới cuối năm mẹ thấy lịch cũng căng căng). Mẹ phải ghi lại sớm để tránh cảm xúc bị trôi đi và coi như có thêm 1 sự nhắc nhở với bản thân về việc thực hiện. Trước đây mẹ nghĩ, mục tiêu của mẹ là định hướng cho con để con được hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng sau khi tham gia khóa học này, mẹ đã đổi lại 1 tí, mục tiêu của mẹ là trang bị cho con, giúp con có những nền tảng, công cụ, kiến thức để con có thể tự định hướng cho bản thân mình, để con tự nhận ra đâu là hạnh phúc của chính con.
Nếu ngày mai là tận thế như người ta đang gào lên ngoài kia, thì mẹ cũng chẳng có gì phải hối tiếc con ạ. Dĩ nhiên trong 30 năm cuộc đời, trong vài chục năm hoặc vài chục nghìn kỷ niệm mẹ nhớ, mẹ đã có những ăn năn, hối tiếc, những lỗi lầm, những điều mà mẹ ước là nếu được làm lại mẹ sẽ không bao giờ làm thế, những hạnh phúc, những lần khóc ... nhưng giờ nhắm mắt lại, mẹ thấy mẹ luôn được yêu thương, ưu ái, được trải nghiệm cuộc sống với gia đình, với con! Như thế thì con mong ước gì nữa con nhỉ.
Hôn con!
Tháng này dì Hai và chị Nhi về nên nhà mình đi khá nhiều, chuyện học hành của con bị gián đoạn 100%, Tweedlewink lẹt đẹt tới bài 11, Little musician cũng chỉ thêm được vài bài, flashcard không thêm được cái nào. Thời khóa biểu của con thay đổi liên tục, mẹ thì tối nào cũng cảm thấy đuối, xòe tay còn không nổi. Nhưng chẳng việc gì phải lo con nhỉ, học là chơi, chơi là học và mẹ còn 17 năm nữa để trải nghiệm cùng con.
Như kế hoạch, mẹ đã tham gia lớp "Cha mẹ am hiểu" và thật sự hài lòng, cảm thấy những gì mình thu nhận được là rất nhiều, so với mức học phí thì là rất rất nhiều. Mẹ sẽ làm 1 cái note để ghi lại những gì mẹ thu nhận cho bản thân mình trong thời gian tới (chắc là phải đầu năm sau vì từ giờ tới cuối năm mẹ thấy lịch cũng căng căng). Mẹ phải ghi lại sớm để tránh cảm xúc bị trôi đi và coi như có thêm 1 sự nhắc nhở với bản thân về việc thực hiện. Trước đây mẹ nghĩ, mục tiêu của mẹ là định hướng cho con để con được hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng sau khi tham gia khóa học này, mẹ đã đổi lại 1 tí, mục tiêu của mẹ là trang bị cho con, giúp con có những nền tảng, công cụ, kiến thức để con có thể tự định hướng cho bản thân mình, để con tự nhận ra đâu là hạnh phúc của chính con.
Nếu ngày mai là tận thế như người ta đang gào lên ngoài kia, thì mẹ cũng chẳng có gì phải hối tiếc con ạ. Dĩ nhiên trong 30 năm cuộc đời, trong vài chục năm hoặc vài chục nghìn kỷ niệm mẹ nhớ, mẹ đã có những ăn năn, hối tiếc, những lỗi lầm, những điều mà mẹ ước là nếu được làm lại mẹ sẽ không bao giờ làm thế, những hạnh phúc, những lần khóc ... nhưng giờ nhắm mắt lại, mẹ thấy mẹ luôn được yêu thương, ưu ái, được trải nghiệm cuộc sống với gia đình, với con! Như thế thì con mong ước gì nữa con nhỉ.
Hôn con!
Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012
Uống sữa
Mẹ định làm 1 seri các tư thế khi con uống sữa nhưng tìm lại hình cũ thì chỉ thấy có vài tấm. Cũng đúng thôi, vì con có chịu cầm bình sữa đâu, toàn mẹ cầm cho thôi thành ra làm gì có tay mà chụp hình.
Chỉ có vài hôm gần đây, sau khi uống sữa xong Vi lại có hứng thú cầm bình sữa chơi nên mẹ chụp được vài tấm vui vui :D
Hôn con yêu!
Chỉ có vài hôm gần đây, sau khi uống sữa xong Vi lại có hứng thú cầm bình sữa chơi nên mẹ chụp được vài tấm vui vui :D
Hôn con yêu!
Vi đi chơi Vincom
Thật ra thì Vi đi Vincom cũng không là điều đặc biệt vì tuần nào mà chẳng đi đây đi đó, điều đặc biệt là hôm đấy Vi mặc ... quần jean :D
Hình hơi mờ 1 chút, chỉ để thể hiện tính thời sự thôi. Theo ý kiến của mẹ thì con gái mặc quần trông lớn hơn nhưng lại không dễ thương bằng mặc áo đầm :D
Hình hơi mờ 1 chút, chỉ để thể hiện tính thời sự thôi. Theo ý kiến của mẹ thì con gái mặc quần trông lớn hơn nhưng lại không dễ thương bằng mặc áo đầm :D
Spaghetti girl
Hôm nay cuối tuần, mẹ muốn làm gì đó cho Vi chơi. Thế là trong lúc nấu cháo cho Vi, mẹ đã tranh thủ luộc mì spaghetti cho Vi chơi, mẹ cho thêm 1 ít nui gạo vào nữa.
Sau khi Vi ăn xong, mẹ cho mì ra mâm. Lúc đầu mẹ cho Vi ngồi ở ngoài mâm, Vi cứ bốc mì cho vào miệng rồi thả xuống đất, sau đó lại bốc lên cho vào miệng, hơi bị mất vệ sinh. Sau đó mẹ cho Vi vào mâm ngồi luôn, ăn trong mâm, có bốc lên bỏ xuống cũng trong mâm, an toàn hơn. Được vài phút thì mẹ cho màu vào, vì cũng là lần đầu nên mẹ cho 1 tí và chỉ dùng màu nâu và màu xanh xem thử thế nào.
Vi khá thích thú với món này, chịu khó chơi, cho vào miệng nếm. Coi như là sử dụng hết 5 giác quan khi chơi. Chỉ có điều Vi quăng mì tứ tung ra nhà, mẹ theo dọn cũng mệt, mà quăng ra nhà lại bốc lên chơi tiếp thì hơi bị mất vệ sinh. Chắc phải kiếm tấm trải dành riêng cho con, sử dụng khi con chơi để lau dọn cho dễ.
Hình minh họa đây!
Trên cổ Vi là cái dây chuyền gắn cái pom pom mẹ làm cho Vi từ cuộn len của ông cố ngoại đấy nhé! Tuy nhiên là mẹ thấy Vi có vẻ không hứng thú với pom pom là mấy!
Cái mỏ chu chu đáng iu chưa?! Lúc này là vào mâm ngồi rồi nè, trên hình không nhìn thấy rõ mì màu nâu nhỉ?
Sau khi Vi ăn xong, mẹ cho mì ra mâm. Lúc đầu mẹ cho Vi ngồi ở ngoài mâm, Vi cứ bốc mì cho vào miệng rồi thả xuống đất, sau đó lại bốc lên cho vào miệng, hơi bị mất vệ sinh. Sau đó mẹ cho Vi vào mâm ngồi luôn, ăn trong mâm, có bốc lên bỏ xuống cũng trong mâm, an toàn hơn. Được vài phút thì mẹ cho màu vào, vì cũng là lần đầu nên mẹ cho 1 tí và chỉ dùng màu nâu và màu xanh xem thử thế nào.
Vi khá thích thú với món này, chịu khó chơi, cho vào miệng nếm. Coi như là sử dụng hết 5 giác quan khi chơi. Chỉ có điều Vi quăng mì tứ tung ra nhà, mẹ theo dọn cũng mệt, mà quăng ra nhà lại bốc lên chơi tiếp thì hơi bị mất vệ sinh. Chắc phải kiếm tấm trải dành riêng cho con, sử dụng khi con chơi để lau dọn cho dễ.
Hình minh họa đây!
Trên cổ Vi là cái dây chuyền gắn cái pom pom mẹ làm cho Vi từ cuộn len của ông cố ngoại đấy nhé! Tuy nhiên là mẹ thấy Vi có vẻ không hứng thú với pom pom là mấy!
Cái mỏ chu chu đáng iu chưa?! Lúc này là vào mâm ngồi rồi nè, trên hình không nhìn thấy rõ mì màu nâu nhỉ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)