Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Chơi với con - 34 tháng

Tháng này mở màn bằng chuyến xuất ngoại đầu tiên sang Singapore, đi được 3 nơi là Jurong bird park, S.E.A Aquarium và Night Safari. Vi được cho chim ăn, được ngắm cá bơi lội và nhìn một số con thú từ xa. 





Vì Night Safari vào buổi tối nên phải tập trung mắt để nhìn các con vật còn chỉ cho Vi thấy nên chẳng chụp hình gì cả. Hơn nữa, tối thui chụp lên hổng thấy rõ con gì :)

Trong Aquarium còn được xem múa rối nước, cái này đã được xem ở ngoài rồi nên lúc thấy trên màn hình Vi coi chăm chú lắm: 

  Tháng này, nhờ sự hỗ trợ của HTXLM nên đỡ công đoạn tìm, dịch. Chỉ việc in, ép và chơi thôi. Phụ huynh cũng siêng chụp hình hơn nữa chứ.

1. Play dough:



2. Gabe bộ 1:
Tự nhiên hứng lên mang ra chơi thôi, có 1 dạo chơi nhiều rồi để không, rồi giờ chơi lại.



3. Cho xe chạy quanh thành phố:


4. Cắm hoa:



Mẹ tính làm thí nghiệm, cắm hoa vào 3 bình có màu nước khác nhau để con thấy màu cánh hoa thay đổi theo màu nước. Nhưng mà hoa cúc này thân khô, hình như uống ít nước lắm lắm nên sau 1 ngày lá vẫn trắng tinh. :D

Rồi trồng hạt nữa nha



5. Sorting các loại hạt:




Vi chỉ sort được 1 chút thôi, sau đó là xúc, trộn, đổ qua lại, chơi nấu ăn ...

6. Coloring:



7. Sorting cá và rong:



8. Puzzle:



9. Matching dụng cụ làm vườn:



10. Art: dùng hoa làm cọ:


Sẵn tiện dùng nhụy hoa sơn móng tay cho mẹ luôn:


Rồi bỗng dưng nhớ tới chuyện Con bị ốm trong bộ Lúc búc, khi chị Na bị ốm nổi nhiều nốt đỏ trên người và được mẹ chăm, Nấm cũng nghĩ ra cách chấm các nốt đỏ trên người và bảo mẹ là mình bị ốm. Sau khi mẹ đưa Nấm đi tắm, các nốt đỏ trôi hết, Nấm khen mẹ là bác sĩ giỏi nhất trên đời:


Sau khi mẹ đưa đi tắm, Vi cũng khen mẹ y chang như trong truyện :)

11. Sensory: chơi với bột mì:


12. Fine motor skill and sorting:


13. Counting:


14. Practical life - phơi quần áo và fine motor skill:

Trò này chơi 4,5 lần rồi mà vẫn thích chơi lại hoài:


15. Matching hình và bóng:


16.  Color:



Hàng đầu mẹ làm, hàng thứ 2 Vi làm với sự giúp đỡ của mẹ, hàng 3 Vi tự làm :))

17. Space memory:



Hình dưới là mẹ cho Vi xem trong 5 giây, hình trên là Vi xếp lại theo trí nhớ. Đúng về trái phải nhưng chưa đúng về vị trí hehe

18. Cutting:



Cắt giấy thì Vi khá rành rồi. Hôm này đang cắt thì cúp điện, khi có điện lại thì Vi nhìn thấy cái khác thích hơn thế là không cắt gì nữa.

19. Pattern:



Cảm giác cá nhân là Vi chưa hiểu lắm trò này. 

20. Counting cánh hoa: 

Mẹ cho số, Vi gắn cánh hoa theo số mẹ cho. 



Có lúc trúng, có lúc trật :))


21. Language:

Mẹ cho 3 chữ và 3 túi đậu, mẹ đọc chữ nào con ném túi đậu vào chữ đó.


Vi toàn ném xong chạy tới lật thẻ lên xem hình. Trò này thì trật nhiều trúng ít. 

22. Đọc thơ:


Trò này Vi chẳng thích là mấy. 

23. Tìm vật lớn nhất, nhỏ nhất: 


Bên cạnh đó, dĩ nhiên không thể thiếu nghe nhạc tiếng Anh, đọc sách, đi chơi, đi nhà sách (sách của Vi nhiều hơn cả sách của mẹ) ...

Nội lực là phẩm chất quý giá của hạt mầm

Dưới đây là bài viết của cô Hải Âu - mẹ em Minh Khuê vừa được học bổng vào trường Harvard. Mình thấy rất tâm đắc nên lưu lại để dành:



Trong quá trình đồng hành cùng con cái, có một công cụ mà các bậc cha mẹ thường hay sử dụng đó là chiếc gậy thần mang tên SO SÁNH.
Khi con không ngoan, chúng ta bảo: sao con hư thế, bạn Tý nhà bác Tèo ngoan lắm!

Khi con bị điểm kém, chúng ta thường bảo: sao con cũng được bố mẹ cưng chiều như bạn Tý, c
ũng được học những thầy cô như bạn Tý...mà bạn ấy thì học giỏi mà con thì...bị điểm kém?
Khi con chúng ta đòi hỏi một điều gì đó quá sức chi tiêu hiện tại, chúng ta thường nói: Con nên biết, con bây giờ sướng hơn thời mẹ cả nghìn lần đấy, thế mà bố/mẹ cũng học hành giỏi giang.. thành đạt, còn con bậy giờ có quá nhiều thuận lợi mà không học giỏi thì thật đáng trách?

Vân vân và vân vân (mà các bạn trẻ hay nói, với bối mẹ mình thì mình chẳng bao giờ bằng cái đứa tên là Con- Người - Ta)

Dường như, PHÉP SO SÁNH trong giáo dục trẻ nhỏ có phép mầu thật sự, nó kích hoạt được đứa trẻ tính ganh đua, hay giúp chúng kìm nén những đòi hỏi của bản thân trong tình huống cụ thể...

Song, về lâu dài và rất tinh vi, chiếc gậy SO SÁNH là nguyên nhân làm nguyên khí của đứa trẻ bị tổn hao, thất thoát trong quá trình bảo vệ cái tôi; và hơn thế nữa, CHIẾC GẬY SO SÁNH sẽ nuôi dưỡng dần lớn lên ở đứa trẻ tính TẬT ĐỐ với chung quanh, CẢM GIÁC BẤT ỔN TRONG NỘI TÂM và tự ti vì luôn bị trong SO SÁNH.

Nhiều người đã thắc mắc hỏi mình: Vì sao bạn Khuê học nhiều thế mà bạn ấy khi nào cũng vui vẻ, thân thiện, luôn nghĩ tốt và ngưỡng mộ bạn bè giỏi hơn mình? Mình chỉ có kể các bạn câu chuyện về người Thầy Vĩ đại, là câu chuyện mình đã kể cho bạn Khuê nghe hàng nghìn lần trong cuộc hành trình cùng bạn ấy:


Một chàng trai trẻ tìm đến một vị võ sư và xin ông cho học võ. Ông bảo: Con hãy bịt mắt lại, con hãy bịt tai lại và ta sẽ dạy con những kungfu tuyệt chiêu! Chàng trai trẻ bật cười ha hả, nói: Ông nói bậy rồi, ông không phải bậc thầy, giác quan rất cần và càng cần nó nhạy bén để quán sát, sao ông lại yêu cầu tôi bịt tai, bịt mắt? Vị trưởng lão vẫn ngồi im mắt khép lại bình thản, đủng đỉnh: vậy thì con hãy đi tìm người khác ... Vừa lúc đó, ông chìa tay ra và hứng trọn một quả đào tiên chín rơi xuống từ trên cành cao. Chàng trai vô cùng ngạc nhiên, hỏi: Sao ông biết trái đào rơi, khi mắt ông nhắm lại?

_ Vì ta lắng nghe hơi gió từ những rung động ở chân lông là biết sắp có làn gió lớn thổi qua; Vì ta ngửi thấy mùi hương thơm dậy từ trong không khí...Vì chàng trai, ta học được điều lắng nghe từ trong tâm và tuệ mình. Đi vào trong cốt lõi bản thể , ta nhận biết nhậy bén và tinh tế hơn, thấy rõ hơn điều mình muốn biết. Để THẤY RÕ NHẤT BẢN THÂN MÌNH, CON HÃY KHÉP MẮT LẠI...


Thật sự, để tránh việc mắc dính và CHIẾC GẬY THẦN SO SÁNH không là chuyện dễ, bạn phải dọn dẹp lòng mình thành trong sáng, nhỏ bé, khiêm nhường...và KHÉP MẮT LẠI...thì bỗng nhiên mọi quán sát mở rộng, mênh mông thuần hậu và bản thể trở nên mạnh mẽ vô cùng.

Một phản biện thế này: Khi ông bố nhìn vào sổ liên lạc của cậu bé toàn điểm kém, bèn nói rất thâm trầm: Con biết không, ngày bằng tuổi con, bố không bao giờ bị điểm kém thế này! Cậu con bé nhỏ chân thành nói: Thưa bố, ngày bằng tuổi bố, Abraham Lincoln đã trở thành Tổng Thống rồi ạ...

Đó, khi ta sử dụng CHIẾC GẬY THẦN SO SÁNH theo mong muốn của ta thì vô hình chung ta cũng dạy trẻ sử dụng nó rất thành thục để ngụy biện và bảo vệ cái TÔI của chúng, khi cần.

Hãy trưởng thành bằng nội lực vốn có của bản thể - vì nội lực là phẩm chất quý giá của hạt mầm mà ta nên dung dưỡng, thế thì có thảnh thơi và đẹp đẽ trong trưởng thành mà không mắc dính vào sân hận hay đố kỵ, hay cảm giác tự ti sâu thẳm... ngày ngày làm mòn mỏi tâm hồn ta!

Nguồn: https://www.facebook.com/longchaucusy.ho?fref=ts&ref=br_tf
 -------------
Hồi mình đọc về phương pháp Shichida, mình rất thích những nguyên tắc của ông trong việc giáo dục trẻ: nhìn nhận trẻ như những gì trẻ có, yêu thương trẻ, không nhìn vào kết quả trước mắt ... và cả không so sánh trẻ với trẻ khác. 
Mình cũng cố gắng chnhìn vào bé con mình, không so sánh với con hàng xóm, với bạn học, với những bé khác cùng tuổi con. 
Mình nhìn bé con mình, lớn lên cùng bé, đồng hành cùng bé. Mình chỉ muốn bé con được phát triển tiềm năng của bé, phát huy những sức mạnh nội tại của bé.     

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Nền giáo dục cấm đoán - Phần 2

Việc chúng ta cần làm, để có một nền giáo dục tốt, giống như bắt đầu lại từ đầu, từ một con số 0. Maria Montessori từng nói:
“Đừng học tôi, học trẻ con ấy.”
Nhưng người lớn dường như không theo kịp lũ trẻ, cũng chẳng chịu quan sát chúng. Anh ta thật sự chẳng hiểu gì về lũ trẻ cả, chẳng biết gì sất. Ngược lại, anh ta biết nhiều lý thuyết lắm. Điều đó có nghĩa là, người lớn tỏ vẻ như biết trẻ con cần gì, nhưng thực tế, anh ta lại hoàn toàn mù tịt. Nói cách khác, cốt lõi của giáo dục phải là chính TRẺ EM. Vì thế, nếu là giáo dục thực chất, thì nên được lấy cơ sở là trẻ nhỏ, chứ không phải là từ nhu cầu của người lớn.
Trẻ con được sinh ra với tiềm năng để sáng tạo, chúng cực kỳ sáng tạo, tò mò và ham quan sát. Và ở trường thì có hai điều có thể xảy ra: Hoặc là chúng ta phải theo dõi quá trình phát triển này và đưa ra các hoạt động nhằm kích thích các tiềm năng của trẻ, hoặc là ép buộc chúng theo khuôn khổ. Thực tế, chúng ta có thể nói rằng, bản chất của con người là luôn học hỏi. Hãy nhìn mà xem. Trẻ con liên tục hỏi bạn: “Tại sao lại thế này? Tại sao lại thế kia?” Không phải là bạn bắt chúng hỏi, mà tò mò và khám phá chính là bản chất của trẻ. Bọn trẻ có tất cả những gì cần thiết: Các giác quan, khả năng đánh giá và mô phỏng. Chúng có bộ não, có thể suy nghĩ, lý luận, tưởng tượng, sáng tạo và mơ mộng. Nhưng tất cả những gì trường học làm đối với bọn trẻ là: Trật tự, im lặng… Chúng bịt miệng tụi trẻ lại.
Vì thể, nếu bạn chịu để ý bạn sẽ thấy rằng, khi lớn lên, chúng bắt đầu mất hẳn sự tò mò và sự hứng thú với học tập. Một đứa trẻ 12 tuổi sẽ cực ít đọc sách sau giờ học, rất ít đứa làm thế. Vì sao? Bởi vì chúng phát chán với việc bị sai bảo nên làm cái này, không nên làm cái kia và vì chúng mất hết sạch sự hứng thú với việc học. Tâm trí của trẻ nhỏ với đầy đủ các phẩm chất cho việc học hỏi, và vượt xa khả năng ấy của người lớn. Bởi vì chúng tò mò và hứng thú một cách tự nhiên với bất cứ điều gì hiện ra trước mắt. Và đấy là cách tâm trí sáng tạo và phát triển chính nó.
Trong một vài năm, một đứa trẻ học cách kiểm soát cơ thể, có khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, dấu hiệu, thấu hiểu các luật lệ của tự nhiên và các đặc điểm của văn hóa. Tất cả quá trình phức tạp và vô cùng kỳ diệu ấy diễn ra một cách vô thức. Chúng học tất cả những điều này một mình và tốn rất ít công sức.
Từ khi sinh ra, chúng đã có đủ khả năng để xây dựng và định hướng cho mình, học hỏi từ mọi thứ xung quanh, vừa chơi vừa khám phá thế giới. Khi một đứa trẻ ra đời, cơ chế sinh học không phải gò ép, buộc chúng phải trở thành người, điều chúng cần là một môi trường có tính nhân văn. Tất cả những gì xung quanh chúng đóng vai trò định hướng trong quá trình học: Những lúc gia đình quây quần bên nhau, khi mọi người đối xử với nhau… mọi thứ là một phần của môi trường, mà qua đó chúng phát triển chính mình.
Chúng ta cần đem lại loại môi trường như thế nào cho trẻ nhỏ để chúng phát triển một cách hoàn thiện nhất? Nếu chúng ta có một gia đình mà trong đó, tình thương không được biểu hiện chút nào, thì đứa trẻ dễ dàng nhiễm tính hung hăng. Không hoàn toàn, nhưng ý tôi là, trong một môi trường bạo lực, thì bạo lực sẽ dễ dàng sản sinh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngày nay, từ lúc 5 tuổi, 98% trẻ nhỏ phải được xem như là các thiên tài. Chúng tò mò, sáng tạo và có khả năng suy nghĩ theo nhiều hướng và tiềm năng giải quyết các vấn đề là cực lớn. Hay nói đơn giản, chúng có một tâm trí cực kỳ rộng mở. Vấn đề là đến năm 15 tuổi, chỉ 10% trẻ nhỏ là còn giữ được những khả năng ấy. Trong thế giới các sinh vật có ý thức có thể nói rằng, chúng ta hoàn toàn là những thiên tài. Và thật sự, điều mà các thầy cô cần phải biết, là học sinh của họ cần phải được tự do với toàn bộ tâm trí, để cho phép tất cả kiến thức, sự sáng tạo và các tiềm năng… mà chúng có bên trong, được bộc lộ ra ngoài.
Là con người, chúng ra là sản phẩm của hàng ngàn tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Chúng ta mang trong mình tất cả các phẩm chất để tồn tại, thay đổi chính mình và trưởng thành. Từ ham muốn được ăn khi đói, tới sự tò mò từ bên trong để khám phá thế giới. Tiềm năng này ngày nay đang đợi chúng ta cho phép để có thể bộc lộ. Hãy nhìn cách mà trẻ con nô đùa, thật tự nhiên và sinh động làm sao, tới những thiếu niên ngày nay, qua sự nổi loạn của chúng và nhu cầu muốn thay đổi thực tại. Tại sao chúng ta cứ khăng khăng triệt tiêu sự tự nhiên của chúng và trừng phạt sự nổi loạn này, trong khi những hẩm chất này đơn giản là cho chúng ta thấy rằng chúng phải được phát triển bản thể, và đáp ứng những nhu cầu bên trong tự nhiên của chúng.
Trẻ nhỏ có một người thầy bên trong, đặc biệt là những năm tháng đầu đời, khiến chúng học hỏi, tò mò và di chuyển, thúc đẩy chúng tham gia, làm việc và tái diễn các hành vi. Và chính những lực ấy giúp chúng quyết định khi nào thì dừng làm việc gì, bởi vì chúng đã hiểu hết về nó. Quan sát cách những đứa trẻ hành động, chúng tôi khám phá ra rằng, chúng sử dụng tất cả những phẩm chất của một nhà nghiên cứu cự phách, giống hệt những thiên tài. Rất tự nhiên, với tất cả các cấp độ phức tạp, phải không nào?
Không một đứa trẻ nào lại không quan sát, không một cậu bé nào lại không khám phá và thử nghiệm. Câu hỏi là chúng ta phải làm gì để kích thích chúng sáng tạo? Câu trả lời là chẳng phải làm gì cả, chúng vốn là như thế rồi. Tất cả những gì chúng ta phải làm là đem lại cho chúng các cơ hội để bộc lộ sự sáng tạo, bằng nhiều cách khác nhau. Nếu chúng được phép như vậy, nay mai thôi chúng sẽ là những nhà khoa học, những nghệ sỹ. Hãy cho chúng được là chính mình.
Thầy giáo nói với cô hiệu trưởng: “Bọn trẻ đang hoài nghi hệ thống giáo dục với điểm số, chúng cho rằng chúng ta chỉ quan tâm tới điểm mà không cần biết chúng tiếp thu được gì.” “Anh cũng cho là tụi nó đúng sao?” “Tôi chỉ không nghĩ là tụi nó hoàn toàn sai, có những điều chưa đúng lắm về cách giáo dục của ta?” “Vậy anh không nghĩ tất cả trở nên như vậy là do xã hội này sao? Còn ở trong xã hội này thì việc tốt nhất cho chúng là đến trường, và đi học”…
“Thưa cô, như cô yêu cầu, đây là toàn bộ những gì em được học trong 5 năm qua tại trường. Và cô biết sao không? Em sẽ quên hết. Thực tế mà nói thì, em đã quên hết rồi…”
“Micaela, hãy cho tôi biết tại sao em nhất quyết với bài phát biểu đó? “Bởi vì đó thực sự là những gì em nghĩ, em chỉ muốn bộc lộ suy nghĩ của mình, e muốn thế.” “Ôi em yêu, ai cũng thích làm những gì mình cảm thấy hứng thú và chúng ta đôi khi phải làm những điều mình không thích.” “Không, em xin lỗi, nhưng em không đồng ý như thế” “Ok, tôi hiểu em nhưng…” “Nghe này Micaela, em có muốn tốt nghiệp không? có bằng, có một cái nghề và trở thành một ai đó?” “Em vốn là một ai đó rồi thưa thầy.”

“Học không có nghĩa là nuốt chửng đủ loại ý tưởng, mà là sáng tạo và tái tạo lại chúng” – Paulo Freire
Cách mà giáo dục hiện nay vận hành, là nhồi nhét thêm các thông tin mà ta tin rằng chúng cần thiết. Tôi tự hỏi mình rằng: Chúng ta nhớ được bao nhiêu thứ từ trường học phổ thông? Với cách mà họ dạy và giảng, chẳng ai thấy hứng thú cả. Khi họ đọc gì đó và bắt tối phải đọc theo, tôi không nghĩ mình học được gì, tôi chỉ thấy mình là một kẻ bắt chước. Tất cả những gì mà chúng ta được học từ trường lớp, hết ngày nọ đến ngày kia, đều sẽ chìm dần vào lãng quên, nếu nó không phải là lựa chọn và quyết định của chính ta.
Trẻ con không phải là những con robot chỉ đơn giản là copy và nhắc lại. Thực sự bản thân chúng sẽ có ý thức về những gì mình làm. Những ý tưởng tới, trẻ con tiếp thu chúng, theo một cách nào đó qua trải nghiệm của chính mình. Nếu quá trình học hỏi không tạo được hứng thú, thì nó không phải là học thật sự. Và trên hết, thiên tài mà mỗi đứa trẻ mang trong mình sẽ không thể tự bộc lộ. Học hỏi thực sự chỉ có thể sinh ra từ sự thích thú, ý chí và cả sự tò mò và nguồn gốc của nó lại bắt nguồn từ những thứ vượt xa mọi lý thuyết. Nó rộng hơn mọi phân tích và các hình dung liên quan. Học hỏi là một quá trình sâu, nơi mà các mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh được thiết lập.
Một trái bóng tự tay mình làm là trái bóng “được”, một trái bóng vay mượn là trái bóng “mất”. Những gì chúng ta học được, chúng ta thu được qua việc làm. Chúng ta học bằng cách khám phá những điều tự nhiên, tìm kiếm, tìm tòi, thí nghiệm. Khi trong sự liên kết với tự nhiên, một đứa trẻ có thể làm bất cứ thứ gì. Như vậy, công việc của một nhà giáo dục là gợi mở các bí ẩn, tạo ra các hoàn cảnh trong tự nhiên, để mặc dù đã được mô tả bởi khóa học nhưng phải để học sinh tự giải thích. Bằng cách đó, học sinh sẽ rất ngạc nhiên và sẽ cố gắng để tự tìm ra đáp án cho riêng mình. Trong nhiều thập kỷ, đã có một mô hình trường học tên là “trường học động”, ở đó trẻ nhỏ bộc lộ, hành động và sáng tạo xa rời hẳn bàn ghế. Nhưng đấy không phải là điều gì mới cả, nó đã được Piaget nói tới từ thập niên 50, đơn giản là không được đem vào áp dụng, chỉ vì sự lười nhác.
Trong những năm đầu của thế kỷ 20, nhiều phương pháp sư phạm mới xuất hiện, đúc rút ừ nhiều lĩnh vực khoa học phát triển mà trọng tâm là hành động và thử nghiệm, tự do và cơ chế tự thân vận động của quá trình học, đổi mới tư duy toàn bộ cơ cấu của trường học. Nhưng đến giữa thế kỷ 20, tất cả những ý tưởng đột phá đó bắt đầu chìm dần vào quên lãng, bởi vì sự sợ hãi của các thể chế Chuyên Quyền. Vâng, các phương pháp ấy tập trung vào việc coi trẻ nhỏ là người học chính, một cách toàn diện. Một cách tự nhiên, phải có các vật dụng thực tế, cầm nắm được để trẻ có thể sử dụng và thí nghiệm.
Mọi thứ trong trường tiểu học đều có thể được thực tế hóa, mọi vật dụng đều là những thứ có thể lắp ghép và thí nghiệm. Cứ như vậy, tự trẻ nhận ra là nếu nó làm sai, thì vật dụng ấy sẽ bộc lộ và tự sửa lại. Thường thì, người lớn không nên đứng ra để sửa cho trẻ, mà phải để chính đứa trẻ tự sửa sai. Ngày nay, chúng ta có thể thấy trẻ con tự sửa sai cho nhau. Tôi tin rằng, đứng từ quan điểm giáo dục, thì lỗi và sai sót phải được đón nhận, như thực tế khoa học có nhiều sai lầm và lỗi hơn là các câu trả lời đúng. Bình thường chúng ta cho rằng mình đang tiến lên, khi chúng ta thành công, nhưng thực ra, chính sai sót mới là tiền đề để khoa học tiến triển.
Chúng ta nên nói với trẻ rằng: Chẳng quan trọng nếu em mắc lỗi hay sai sót, vì em đang học, bởi vì chẳng có ai là kẻ thắng cuộc ở đây cả, tất cả chúng ta ở đây là để học hỏi.
Edison khi phát minh ra bóng đèn điện đã thử nghiệm và sai sót hàng ngàn lần trước khi thành công. Khi một nhà báo hỏi ông ấy là cảm thấy thế nào khi sai sót cả hàng ngàn lần, ông đơn giản đáp lại: “Tôi chẳng vấp ngã cả ngàn lần, nhưng bóng đèn điện là một sáng chế tốn hàng ngàn bước.” Cũng giống như các khám phá khoa học, giáo dục bất quy tắc là kết quả của một quá trình đầy biến động, mà ở đó một người tìm kiếm các giải pháp thay thế, các quy tắc logic và nhân quả giữa hỗn độn và quy luật. Nhưng phương pháp học này được sinh ra từ thắc mắc khi đối mặt với những hỗn độn, chứ không phải từ một câu trả lời theo quy tắc có sẵn.
Khi chúng ta sinh ra, xã hội này khiến chúng ta ngu dốt vì chúng đem tới toàn là những câu trả lời. Nó cho chúng ta những câu trả lời được thêu dệt sẵn, từ triết học, chính trị, thậm chí là tôn giáo. Vì thế, nó hủy diệt sự hoài nghi và khả năng học hỏi. Trường học cũng vậy, nó toàn cho chúng ta câu trả lời, trong khi thực chất của giáo dục thì nó phải khiến cho chúng ta hoài nghi và tìm tòi. Một nhà giáo cần làm gì? Anh ta cần giúp sức để khơi gợi tìm tòi, chứ không phải là áp đặt một câu trả lời.
Tầm quan trọng của việc hoài nghi và đặt câu hỏi đã tồn tại từ thời Hy Lạp cổ đại, nơi khai sinh Triết học, ở đó, việc học nổi lên từ thay đổi tư duy và trao đổi lẫn nhau. Nhưng nếu đó là bản chất của việc học, thì tại sao chúng ta lại cứ khăng khăng việc áp đặt, giới hạn, quy ước và phân loại chúng? Vì thế, thời gian ở trường, hóa ra lại là thời gian đánh lạc hướng, và ép buộc chúng ta tin vào một chương trình định sẵn. ý tưởng rằng học sinh phải tiến triển, tuân theo cách mà chương trình học đã đề ra trước.
Thường thì, mục tiêu giáo dục trong thế giới hiện nay là chẳng đếm xỉa gì tới học sinh và trẻ nhỏ. Dần dần, lũ trẻ tin rằng việc học là để đáp ứng các lực tác động bên ngoài, chứ không phải nội tâm. Chẳng hạn, tôi phải học để qua kỳ thi, để cạnh tranh tìm việc…
Nếu ta không khuấy động sự thích thú, nếu ta không kích thích sự sáng tạo của trẻ. Ta đang tạo ra các robot với những mục tiêu, và vì thế, thường là 60-70% trẻ em với tiềm năng tuyệt vời bên trong sẽ rơi rụng phía sau. Rồi khi chúng ta lớn lên, nhà trường và xã hội lèo lái chúng ta tới những mục tiêu và động cơ bên ngoài, và chúng ta chẳng thể hiểu nổi là một người có thể làm điều gì đó mà không quan tâm tới lợi lộc thu lại, tất cả chẳng qua là từ nội tâm. Nhưng nếu trẻ nhỏ chẳng hướng tới điều gì cụ thể, nó chỉ đơn giản là tận hưởng việc trưởng thành, nó chỉ bước đi vì sự vui thích của việc đi bách bộ và khám phá, và đó lại chính là điều đem lại sự phát triển cho chúng. Giáo viên không nên là ngôi sao sân khấu, họ chỉ nên là người hướng dẫn, kiểu cầu nối, họ có liên kết nào đó với kiến thức, và tự kiến thức sẽ tạo ra sức hút, tự vận hành theo cách của từng học sinh. Chẳng một áp lức nào buộc trẻ phả đặt được mục tiêu trong một quãng thời gian cụ thể.
Cơ bản, có hai phương thức, một là phải rèn trẻ theo văn hóa, hai là phải thay đổi văn hóa để thích nghi với trẻ. Nói cách khác, một là đi theo lề trái hoặc phải, đơn giản chỉ vậy, nhưng nơi nào đó ở giữa, mới là sự thật. Trường học hiện nay được xây dựng trên nền tảng là ý tưởng cơ bản, bao trùm toàn bộ cơ cấu: Ý niệm rằng trẻ nhỏ như một tờ giấy trắng và hệ quả, là tính cá nhân của nó có thể bị tháo rời và lắp ghép lại, bóp méo tùy theo nhu cầu ngoại cảnh. Đứa trẻ được xem như một đối tượng để nghiên cứu, một con chuột bạch, bên trong một phòng thí nghiệm, một quá trình xã hội hóa, trong suốt lịch sử, mà mục tiêu chính là định hướng, tạo ra một con người khác.
Đây hẳn rất là nhân bản, hay không phải vậy, khi tin rằng rừng cây sẽ bị hại nếu chúng ta không chăm sóc chúng? Không, cứ để mặc chúng là đủ, luôn luôn là vậy. Và tất cả rừng cây chúng ta bỏ mặc vẫn sẽ tồn tại bởi vì con người không can thiệp vào. Một hạt giống ẩn chứa trong mình tất cả những thông tin cần thiết để một sinh linh phát triển, môi trường xung quanh có tất cả những gì cần thiết để cái cây lớn lên, nhưng cách chúng phát triển phụ thuộc vào cơ cấu bên trong hạt giống, mọi phản ứng với điều kiện bên ngoài đều đã được định sẵn bên trong mọi sinh vật sống, dù đó là một cái cây, hay một con người.
Và sự hình thành các nội tạng quan trọng, xương và các cơ tủy… là kết quả của một quá trình nội sinh và độc lập, chẳng đòi hỏi bất kỳ sự can thiệp nào của con người, mà ở đó, người mẹ chỉ đơn thuần là cung cấp những tài nguyên cơ bản chứ không đóng vai trò xây dựng. Chúng ta không phải làm gì, chỉ cần đảm bảo rằng nó được cung cấp những gì nó cần. Và tình yêu thương là một trong những thứ quan trọng nhất. Trong thời gian thai nghén, tình yêu đem lại người bạn đồng hành và sự bảo vệ trong môi trường tử cung, sau đó, là sự đụng chạm về thể xác, hỗ trợ về mặt cảm xúc, bộc lộ, cử chỉ, âm thanh, thậm chí là sự thấu hiểu, chấp nhận, tôn trọng và tin tưởng vào người khác. Nếu tình yêu là sự sống còn cho việc phát triển và học hỏi, tại sao chúng ta lại cố gắng giáo dục bằng đe dọa, hình phạt, áp lực và quên hết về tình yêu thương?

Phi Tuyết

Nguồn: http://www.triethocduongpho.com/2014/07/23/nen-giao-duc-cam-doanphan-2-hay-giao-duc-con-tre-theo-nhu-cau-cua-chung-chu-dung-theo-nhu-cau-cua-nguoi-lon/#disqus_thread

Nền giáo dục cấm đoán - phần 1

Đây là một bộ phim tài liệu nghị luận xã hội của nước ngoài, nói về thực trạng và giá trị của nền giáo dục hiện nay, những góc khuất và bất cập, không chỉ tại Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Tập phim dài hơn 2 tiếng với rất nhiều những quan điểm mới lạ và thú vị. Những quan điểm này có thể trái ngược với những gì bạn từng biết và từng tin, thậm chí nó có thể là nguyên nhân cho những cuộc khẩu chiến về quan điểm cho những ai quan tâm. Nên, hãy cân nhắc trước khi đọc bài và chuẩn bị tinh thần cho những cảm xúc tồi tệ, nghi ngờ, thất vọng, hoang mang… bạn có thể gặp phải.
Bạn có thể ngờ được không với những tuyên bố: “Trường học chính là rào cản lớn nhất được tạo ra trong xã hội, là mô hình nhồi sọ biến chúng ta thành những kẻ biết vâng lời và không phản kháng, thực tế thực trạng của giáo dục hoàn toàn đi ngược lại những lý tưởng cao đẹp mà nó đề ra…” Thật quá đỗi hay ho và hấp dẫn. Sau đây để tiện cho các bạn theo dõi, mình sẽ viết lại toàn bộ phần sub vì bộ phim khá dài. Việc đọc cũng dễ giúp bạn hiểu hết nội dung và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Ai hứng thú với chủ đề này hay muốn xem lại tập phim thì sẽ có link ở cuối bài.
Bộ phim là thành quả tổng hợp từ một quá trình học hỏi không ngừng. Những cá nhân phát biểu trong phim chia sẻ với chúng ta rất nhiều ý kiến và quan điểm, sự tham gia của họ không có nghĩa là họ đồng ý với tất cả các quan điểm mà bộ phim truyền tải. (Người dịch phim Dariya Nguyễn). Khuyến khích chia sẻ thông tin trên phim này!

Phần 1: Mô hình giáo dục nhà tù và nhồi sọ – Trường học ra đời như thế nào?

Thân gửi tới tất cả các em nhỏ và người lớn thực sự mong muốn trưởng thành trong tự do. Tôi vẫn nhớ một câu chuyện triết học mà thầy giáo kể: Một nhóm nô lệ được sinh ra và lớn lên trong hang tối, họ bị trói quay mặt vào tường và tất cả những gì họ thấy là những cái bóng phản chiếu trên tường. Những người cai ngục đốt đuốc phía sau và cố tình tạo ra rất nhiều những cái bóng. Những cái bóng đó là toàn bộ những gì họ được biết về thế giới bên ngoài. Những cái bóng chính là thế giới của họ, hiện thực của họ. Một ngày kia, một trong số họ được thả tự do và được phép đi ra thế giới bên ngoài. Tôi tự hỏi anh ta mất bao nhiêu thời gian mới làm quen được với ánh sáng rực rỡ khi phần lớn thời gian chỉ sống trong tăm tối. Rất có thể, phản ứng của anh ta là sự sợ hãi khủng khiếp về cái thế giới rực rỡ ấy. Liệu anh ta có thể hiểu thế nào là một cái cây, biển cả và mặt trời? Giờ hãy giả thiết rằng anh ta nhìn vào hiện thực và phát hiện ra rằng những gì trong hang chỉ là sự giả dối tột cùng… Tôi không nghi ngờ rằng, anh ta sẽ có một ham muốn lớn lao là được quay trở lại hang, để kể cho những người khác nghe về những gì anh chứng kiến, một hiện thực hoàn toàn khác, một thế giới khác…

Nền giáo dục cấm đoán

Truyền thông, hàng ngàn cuốn sách, và những tuyên bố của những người chức quyền, các tổ chức quốc tế, chuyên gia, triết gia, các trang web… Đều nhất trí khẳng định về tầm quan trọng của giáo dục. Họ đầu tư cả đống tiền bạc để đào tạo, cải cách và nghiên cứu. Họ in sách, tài liệu, thậm chí đưa cả máy móc hiện đại vào nhà trường. Họ tạo ra các chương trình dạy và học, tăng lương rồi giảm lương, áp dụng đủ loại mô hình dạy học khác nhau. Tất cả, với danh nghĩa, cải tiến giáo dục. Những điều đó không ngăn cản được thực tế rằng: Bao nhiêu trường học, là bấy nhiêu rào cản được tạo ra trong xã hội. Các loại trường chuyên, trường cho người nghèo, trường cho dân tộc thiểu số, cho thợ, cho chuyên gia, cho các tầng lớp trung lưu, trường công và tư, trường cho nhà giàu và các tầng lớp quý tộc… Mục tiêu là gom cho càng được nhiều học sinh càng tốt. Phần lớn là để tạo ra những công nhân phục vụ cho xã hội với các thứ hạng được định sẵn, và chỉ rất hiếm hoi là chú trọng tới thực chất của giáo dục.
Dẫu có khác biệt, thì tất cả các trường học hiện nay trên thế giới là nhằm tạo ra một mô hình nhồi sọ tối ưu. Làm sao mà những ý tưởng ấy lại giúp phát triển trí tuệ cá nhân và nhân loại nói chung được? Và liệu rằng luận thuyết về giáo dục hiện nay đã và đang tồn tại đến nay có thể giúp cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người và đóng góp cho một thế giới tốt đẹp hơn? Liệu có tồn tại một cách dạy và học khác đạt được những tiêu chí đó? Liệu có thể tạo ra trường học mà tránh được tất cả những lý tưởng, tiêu chuẩn và định kiến? Thắc mắc đó đã dẫn chúng tôi tới một thế giới mới mà hoàn toàn chưa hề được biết tới. Bộ phim này là một phần của quá trình vô tận, một câu hỏi có thể là không có câu trả lời hoàn chỉnh và chính xác, cuộc tìm kiếm tới bản chất của giáo dục và việc học, những sai lầm mà chúng ta mắc phải, và trên hết, những ý kiến sẽ trợ giúp chúng ta tiếp tục tìm kiếm và tiếp tục học hỏi.
Một thầy giáo yêu cầu hai học sinh viết một bài luận về những gì các em thu được sau từng ấy năm đi học. Và kết quả họ bị thầy giáo gọi ra nói chuyện và bị cô hiệu trưởng đến kiểm tra, bài luận có những câu: “Chúng em thấy rất ít thứ quan trọng được học ở trường. Các thầy cô chỉ dạy chúng em phải dè chừng nhau và háo thắng. Bố mẹ và thầy cô, chẳng ai lắng nghe chúng em nói. Đấy là lý do vì sao chúng em muốn nói rằng: Thế là quá đủ rồi. Giáo dục chỉ là một sự cấm đoán mà thôi….” Thầy giáo giải thích với cô hiệu trưởng: “Thực ra là hai em ấy có nói với tôi rằng hai em ấy nảy ra ý tưởng đọc bài luận này tại Buổi Diễn Toàn Trường. Tất nhiên, đây chỉ là bản nháp thôi.”
“Ồ không đâu, đó không phải nháp, tụi em sẽ đọc chính xác như thế đấy.” Cô hiệu trưởng ngắt lời: “Không, không thể được, đó toàn là những từ ngữ hỗn xược xấc láo, các em không thể công kích chúng tôi theo cách lố lăng như vậy.” “Nếu cô cảm thấy bị xúc phạm, thì hẳn phải có lý do chứ ạ?” “Thưa thầy, chúng em chỉ đơn giản là viết bài luận mà thầy giao đề.” “Vậy nên tôi mới nói đó là bản nháp, các em cần uốn nắn lại từ ngữ.” “Không, sẽ không uốn nắn chỉnh sửa gì hết, chúng em sẽ đọc đúng như vậy.” “Không được, như thế là bất kính.” “Xin lỗi cô, em quên mất việc nói ra những gì mình thực sự nghĩ là bất kính…”
“Nghe này, những gì các em nói có thể làm phật lòng nhiều người.” “OK, nhưng nếu đó là những gì chúng em cảm thấy và viết ra như vậy, tại sao lại không thể cho họ biết chứ? tại sao không chứ? Đấy thật sự là những gì chúng em nghĩ thì có vấn đề gì nào? Chúng em sẽ chịu trách nhiệm những gì mình nói.” “Không, không hãy đợi đã, vì tôi hiểu em, cái gì ở trường cũng khiến em thất vọng, tôi làm em thất vọng, các thầy cô làm em thất vọng. Thầy hiểu em quá rõ.” “Không thầy chẳng hiểu gì em cả.” “Thầy hiểu thật đấy.” “Không, thầy không hề.”
Albert Einstein từng nói:
“Nếu bạn muốn tìm ra một kết quả khác, thì đừng lặp đi lặp lại một cách làm, hết lần này tới lần khác.”
“Rất nhiều học sinh sau 12 năm đèn sách vẫn không thể đọc viết thông thạo (sai chính tả), họ không giải được phương trình, không nhớ những gì họ từng tiếp thu (rõ ràng). Vâng, thực tế là họ học được rất ít từ trường học. Vậy lý do vì sao phần lớn học sinh học rồi mà dốt vẫn hoàn dốt? Đấy là bằng chứng chắc chắn rằng lỗi không phải do học sinh, mà là do hệ thống giáo dục rồi.” “Thực tế là ngày nay việc giáo dục được cải tiến rộng rãi, nhưng lại vẫn áp dụng những cách tiếp cận hoàn toàn sai, chỉ toàn là chắp vá chỗ nọ chỗ kia, rồi làm ra vẻ như là chúng đem lại cải tiến thực chất. Vấn đề nằm ở chính luận điểm và quan niệm cơ bản về giáo dục. Cái sai nằm ở chính cách nhìn nhận vấn đề.”
“Các bậc từ tiểu học đến cấp ba ở các nước Mỹ Latinh (Vâng, và cả Việt Nam nữa) chẳng là gì ngoài những cái cũi tẻ nhạt và chán ngắt. Tôi thường mời mọi người tới và tham quan các trường học để thấy được rằng cần phải đập hết những khuôn mẫu. Và cho họ thấy hình ảnh các thầy cô, đứng cạnh bảng đen, chẳng làm gì ngoài nói, nói, nói… trong khi chúng ta đã đi hết một nửa thế kỷ 21. Thật là lố bịch và vô nghĩa.”
“Các môn học mà chủ đề đều khép kín, thụ động, chẳng có gì gợi mở và hấp dẫn, những môn học chỉ toàn chữ, chữ và chữ. Các nhà cải cách chẳng hề tìm hiểu, nói chung là chẳng có gì cải tiến ngoài chương trình học. Họ quá chú trọng vào nội dung, dạy một vài kỹ năng, trong một số lĩnh vực nhất định. Ngày nay kiến thức bị sai lệch bởi vì cách nhìn nhận của chúng ta sai lệch. Thậm chí, chúng tôi có thể nói rằng trong trường học hiện nay, việc học hỏi thực sự đang bị cản trở.
Các kiến thức ta được học chẳng bền mà cũng chẳng thịnh hành được lâu. Vì ngày nay các học thuyết thay đổi rất nhanh. Kiến thức đổi mới và thay thế thường xuyên, trong khi nền giáo dục luôn dậm chân tại chỗ. Xã hội thì thay đổi chóng mặt. Đây chính là gốc rễ của vấn đề. Các nhà giáo dục tại các trường cao đằng đại học cho rằng kết quả của việc học là có thể đo được, định lượng và quan sát được. Cho nên chúng ta bắt đầu tìm kiếm phương pháp để đo lường thứ được cho là kết quả, là mục đích của việc học. Và đó là thứ chúng ta gọi là điểm số, dù ở dạng A hay B, các con số bậc điểm hay dạng mặt cười, mặt mếu… Nhưng logic sau nó vẫn là cũ rích một mục tiêu, để so sánh. So sánh các cá nhân, quá trình học của anh ta với một thước đo tiêu chuẩn. Thật là nhảm nhí. Mỗi cá nhân là duy nhất và độc đáo, chẳng ai giống ai cả để mà so sánh.”
“Cách học hiện nay là nhằm tìm kiếm ra một con số để quyết định, nó thậm chí còn cố định nghĩa một người ở dạng nào: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu hoặc kém. Thế đấy, ví dụ tôi tạo ra một bài thi kiểu ai sẽ có đáp án trước… hệ quả tất yếu là sẽ có người thắng và kẻ thua. Và mỗi khi có kẻ thua thì nghĩa là ai đó sẽ cảm thấy buồn và tồi tệ. Hẳn nhiên rồi.” “Trẻ em cũng được động viên để tranh đấu với nhau. Học sinh giỏi được ghi nhận, được trao giải. Những người không làm tốt thì bị ăn chửi và sau đó phần lớn là bị bỏ mặc. Ai cũng nói về hòa bình nhưng chẳng ai có vẻ dạy cho trẻ em điều đó. Mọi người được giáo dục để tranh đấu, và tranh đấu là bước đầu tiên để gây ra chiến tranh.”
“Về lý thuyết, những gì nói về giáo dục là hướng tới mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện: Giá trị con người, hợp tác, tính cộng đồng, sự đoàn kết, công bằng, tự do, hòa bình, hạnh phúc…bla bla toàn những mỹ từ cao đẹp. Nhưng thực tế về cơ bản, cơ chế của hệ thống giáo dục lại là thúc đẩy điều ngược lại: Tranh đấu, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phân biệt, các quy tắc luật lệ, bạo lực cảm xúc, chủ nghĩa vật chất… Bất kỳ ý tưởng tốt đẹp nào được nêu ra là đối lập với cơ chế mà giáo dục đang cố duy trì.
Nếu tôi được đào tạo từ một mô hình chỉ chuyên về mặt này hay mặt kia, giả sử là lịch sử chẳng hạn. Thì khi đi dạy, tôi chỉ chăm chăm học sinh này biết gì về lịch sử, sau khi tôi giảng về lịch sử và bắt em ấy đọc một số sách về lịch sử, và thế là tôi xong việc với em ấy. Tôi không cần quan tâm gì tới em ấy nữa. Như là em ấy có đang gặp chuyện khổ tâm gì không, xuất thân em ấy thế nào, gia đình em ấy ra sao.” “Điều dễ nhất cho các giáo viên kiểu truyền thống là cứ lặp đi lặp lại những gì anh ta vẫn dạy, hết năm này đến năm khác. Việc dạy trở thành một quá trình lặp đi lặp lại các biểu tượng. Ngày nay, tại Argentina, phần lớn trẻ em nói rằng: Ôi lại thứ hai rồi sao? Lại phải đến trường rồi sao? Nhưng đấy chưa phải điều tệ nhất, khi phần lớn các giáo viên tại Argentine cũng bày tỏ cùng một tâm trạng như vậy.
“Tôi tin giáo viên ngày nay chỉ đơn giản là một sản phẩm sinh ra từ hệ thống. Họ không sinh ra để mong muốn trở thành một thầy giáo giỏi hay tệ, chỉ đơn giản là xã hội đã bắt họ phải chọn lựa để trở thành như vậy. Làm sao mà tôi có thể dạy các em cách thể hiện cảm xúc khi mà các thầy giáo ở trường đại học chẳng có ai nói với tôi một từ về “cảm xúc”.
“Tôi không muốn đến trường, thật lãng phí thời gian. Tôi cũng không muốn cho con tôi đi học, trường học toàn tạo ra các vấn đề với chúng. Ngày nay một đứa trẻ 8 tuổi còn dành thời gian học nhiều hơn cả một sinh viên. Thật vớ vẩn, chẳng có nhiều thứ đến thế để mà học ở nhà trường. Thế là nhà trường không còn là nơi dạy học, tôi gọi nó là trung-tâm-giữ-trẻ-cả-ngày hay là bãi-nhốt-trẻ-số-lượng-lớn”
“Tôi lại nghĩ trường học giống như nhà tù, quá là tệ đi, đây là nơi mà mọi người nhốt chúng lại và thậm chí là cần cả bảo vệ để ngăn không cho chúng chạy trốn. Trường học khiến bọn trẻ ngày càng khép kín và họ lại xây những bức tường cao hơn mỗi ngày, dù cho tường bằng gạch hay bằng cây thì vẫn thế, vẫn là để cô lập và ngăn cách.”

“Tôi muốn trường học là nơi cho bọn trẻ phát triển một cách tự nhiên như chính cách chúng được sinh ra. Không phải là nơi đào tạo cho chúng sẵn sàng cho các bậc học cao hơn, cao hơn nữa: Tiểu học, trung học, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ rồi sau đó nữa là đi làm. Rồi sao, sau nữa là làm gì?” “Thật là đơn giản khi giáo viên chỉ phải nói những câu: Trật tự, im lặng hết cho tôi, bây giờ, lật sách vở ra, bây giờ, lấy cây bút màu đỏ… Theo tôi, những thứ đó, phương pháp đó là để đào tạo… chó, chứ không phải cách giáo dục con người.”
John Taylor Gatto nói: “Vấn đề của chúng ta là hiểu rằng, việc dạy dỗ một cách ép buộc xuất phát từ một thực tế đáng hổ thẹn là trên phương diện con người, những gì là sai, thì trên phương diện cơ chế, lại là đúng.”

Nguồn gốc của trường học và giáo dục

Từ nhu cầu của những nhà Chuyên Quyền
Một điều ít ai biết tới về giáo dục phổ thông đại chúng và bắt buộc như hiện nay, được tạo ra từ một thời điểm cụ thể trong lịch sử. Trước đó, kiểu giáo dục này không tồn tại. Giáo dục ngàn xưa rất khác với giáo dục ngày nay chúng ta được biết. Ví dụ, tại thành Athen – Hy Lạp cổ đại không hề có trường học. Những học viện đầu tiên của Plato là nơi để thảo luận, chia sẻ ý kiến, tự do thí nghiệm và khám phá. Lúc bấy giờ, giáo dục bắt buộc chỉ dành cho nô lệ. Mặt khác, giáo dục tại thành Sparta thì giống như là huấn luyện quân đội nhiều hơn. Khi ấy, chính quyền sẽ tống cổ những kẻ không đạt một mức tiêu chuẩn được định sẵn vào những lớp học bắt buộc, là những nơi bài học và quy tắc xử sự được dạy qua tra tấn và nhục hình. Trong quá khứ, giáo dục là do các nhà thờ công giáo chi phối, ít nhất là tại các nước công giáo phương tây. Và điều này cũng mới chỉ có từ thế kỷ 18, tại thời điểm lịch sử mà người ta gọi là “Khai Sáng Chuyên Quyền” – nơi tạo ra các ý tưởng về giáo dục phổ thông đại chúng, miễn phí và bắt buộc.
Trường học như chúng ta được biết tới nay được khai sinh từ cuối thế kỷ 18, đầu 19 tại Prussia (Đức). Nhằm chống các cuộc nổi dậy tương tự đã xảy ra ở Pháp, Hoàng Gia đề bạt một số nhân vật được cho là “Người khai sáng” để làm hài lòng đám đông muốn nổi dậy, nhưng vẫn duy trì chế độ Chuyên Quyền. Các trường học tại Prussia dựa trên sự phân biệt gắt gao các tầng lớp và giai cấp. Cơ chế của nó, thừa hưởng từ mô hình của người Spartan, đề cao kỷ luật, sự tuân lời và chế độ độc đoán. Mục đích của tầng lớp chuyên quyền đầy học thức này là gì? Là tạo ra một đám dân chúng biết nghe lời và dễ bảo để có thể huấn luyện phục vụ cho chiến tranh sẽ xảy ra trong thời kỳ lịch sử lúc bấy giờ khi hàng loạt các quốc gia mới nổi lên (giống các quân cờ thế mạng). Hoàng hậu Cartherine của Nga, đã gọi mời các nhà thông thái tới từ Pháp, kêu gọi họ tạo ra một hệ thống giáo dục và Diderot, một trong những người nổi tiếng nhất, đã tạo ra một đề án, không phải nhằm tạo ra những người dân thông minh hơn, mà là những dân chúng biết vâng lời và phục vụ cho chính quyền.
Tin tức về mô hình giáo dục thành công này lan truyền cực nhanh, đến mức chỉ trong vài năm, các nhà giáo dục ở Châu Mỹ và Châu Âu đã đến học ở Prussia để lấy bằng về áp dụng cho nước mình. Dần dà, mô hình này trở thành chung cho cả thế giới, rất rất nhiều nước đã bắt chước mô hình giáo dục “hiện đại” này để phổ cập cho tất cả dân chúng. Giương cao ngọn cờ của “sự bình đẳng”, trong khi bản chất hệ thống về cơ bản là sự Chuyên Quyền nhằm duy trì quyền lợi cho tầng lớp Quý tộc và phân chia giai cấp ngày một rõ nét hơn. Đấy chính là sự ra đời của giáo dục phổ thông.
“Nên nhớ là chính Napoleon, đã thề thốt là không đội trời chung với Chuyên Quyền, nhưng rồi ít lâu sau, cũng đã làm điều tương tự. Ông ta nói thế này, không thêm thắt một từ: “Tôi muốn tạo ra một hệ thống giáo dục mà từ đó định hướng cho suy nghĩ của dân chúng Pháp.” Bạn hiểu chứ? Ông ta quả thực đã làm như thế, và nó vẫn tiếp tục suy trì cho tới ngày nay, cho dù chúng ta có ý thức được điều này hay không.”
Từ nhu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hóa
Trường học được tạo ra trong một thế giới bị chi phối bởi nền kinh tế công nghiệp, bởi thế phương châm của nó là tạo ra những sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất, với ít chi phí và công sức nhất có thể. Sử dụng các công thức khoa học và quy luật thông thường, trường học chính là giải pháp hoàn hảo để tạo ra nguồn nhân công phục vụ cho các ngành công nghiệp. Giống hệt những nhà tài phiệt công nghiệp của thế kỷ 19. Ai là người cung cấp tài chính cho hệ thống giáo dục bắt buộc, ai giúp sức cho những tổ chức giáo dục? “Tôi phải làm gì cho con cái của những công nhân, để chúng về sau cũng làm việc cho tôi? Làm sao chúng ta có thể dạy họ đọc, dạy họ trở nên những công nhân thông minh?”
Và nền giáo dục đó vẫn duy trì tới ngày nay, một phương tiện để tạo ra những công nhân có ích và những công cụ hữu dụng để chắc chắn rằng nền kinh tế hàng hóa vẫn tiếp diễn theo quy chuẩn cũ. Điều đó đồng nghĩa với việc duy trì cơ cấu xã hội hiện có. Ngoài ra, trường học còn được “chắp cánh” với những nghiên cứu về kiểm soát hành vi, những lời hứa hẹn về một xã hội không tưởng và thậm chí là các học thuyết về tầng lớp xã hội thượng đẳng. Chẳng ngạc nhiên khi các quốc gia đầu tiên áp dụng hệ thống giáo dục như Prussia hay gần giống vậy, gần như cùng lúc, cuối cùng đều trở thành, nguồn cơn của chủ nghĩa Quốc Xã và Bài Ngoại.
Dây chuyền sản xuất hàng loạt trong công nghiệp là một ví dụ hoàn hảo cho giáo dục. Giáo dục áp lên một đứa trẻ có thể được so sánh với quá trình sản xuất một sản phẩm. Vì thế nó đòi hỏi các bước cụ thể và bắt buộc, theo một trình tự cụ thể. Gom nhóm trẻ nhỏ theo độ tuổi và các cấp học. Và trong từng giai đoạn sẽ nhồi những môn học cụ thể. Nội dung nhồi được thiết lập kĩ lưỡng bởi các chuyên gia. Nhưng vấn đề ở chỗ, các môn học, như môn Sinh học, không được thiết lập bởi các nhà sinh vật, cũng không phải bởi những người giáo dục trực tiếp, mà chính hệ thống quan lại, tay sai thời đó – những kẻ hoàn toàn không biết dạy và học là thế nào.
Trong cái dây chuyền như thế, một người sẽ phụ trách từng phần nhỏ của quá trình, mà vốn dĩ không đủ thẩm quyền cũng như khả năng để biết toàn bộ cơ chế hoặc những người tham gia vào quá trình đó. Mỗi giáo viên sẽ dạy từng cấp, từng môn cho học sinh, khoảng 30-40 học sinh mỗi lớp đến độ mà toàn bộ quá trình biến thành hoàn toàn máy móc. Giáo dục hiện nay là trọng tâm của những người cầm quyền, học sinh đến trường, giáo viên lên lớp, học sinh về nhà, giáo viên về nhà. Mỗi ngày cái vòng lặp đều lặp lại i như thế. Giáo viên là một bộ phận công chức của hệ thống lãnh đạo, và họ phải nghe theo lời chủ: “Anh phải dạy cái này, cái nọ cái kia, và theo cách này.” Quá nhiều giáo viên và học sinh bị bóc lột sức lao động đến mệt lử và chẳng còn mấy thời gian để chú ý riêng tới từng học sinh.
Vì lẽ dĩ nhiên họ không thể mong tất cả học sinh cùng làm một việc vào cùng một thời điểm được. Cái dây chuyền sản xuất công nghiệp này cũng như các trường học và các lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia và văn hóa phương Tây. Cho tới vài thập kỷ trước, trường học giống như trại lính và nhà thương điên vậy. Thậm chí giờ nghỉ cũng bắt đầu và kết thúc bằng một hồi chuông tự động, chứ chẳng có một âm thanh con người, nhằm đào tạo trẻ nhỏ tự huấn luyện, từng chút từng chút một, đứng thành hàng, theo một hàng gạch nhất định, lần lượt theo sau lưng người khác, với quy chuẩn từ thấp đến cao.
Suốt thế kỷ qua, chúng ta đã tạo ra những trường học cứ như thể chúng là nhà tù hoặc xưởng sản xuất, đề cao sự vâng lời với luật lệ và quy định xã hội. Trường học đã được hình dung như là nơi sản xuất những công dân vâng lời, những công nhân có ích và những kẻ tiêu dùng hàng hóa đều đặn, nơi là con người dần biến thành những con số, điểm số và số liệu. Yêu cầu và sức ép của hệ thống cuối cùng làm giảm hoặc làm mất nhân tính của tất cả mọi người, bởi vì nó bao trùm lên toàn bộ thầy cô, hiệu trưởng và các nhà quản lý giáo dục. Tất cả bị biến thành một đám người đồng nhất với những tư tưởng đồng nhất, nhằm tạo ra những kết quả tương tự nhau.
“Tất cả chúng ta phải biết cùng một thứ. Mặc cho thực tế là chúng ta, những người lớn, đều chẳng thể biết cùng một thứ, cũng chẳng làm cùng một việc. Và ở trường, thì ai cũng phải làm cùng một thứ, và phải làm thật tốt nữa. Vì thế, trường học không thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của từng cá nhân, bởi vì trường học là đào tạo, và chúng là các trung tâm đào tạo, việc của họ là thế. Người nào không chịu học, sẽ bị tụt lại phía sau. Nó là như thế đấy.
Điều này ngụ ý rằng, hệ thống giáo dục là một hệ thống phân chia và loại trừ giai cấp: Nó lựa chọn một phần vào đại học để họ trở thành một phần của tầng lớp quý tộc, để lãnh đạo các công ty và quá trình sản xuất của cải, để đứng đầu các hệ thống kinh tế và truyền thông… Và còn những người khác, những người không thích ứng được với trường học, sẽ “lĩnh án” phải làm những công việc bấp bênh hơn bởi họ không có bằng cấp để làm những công việc khác. Hệ thống và các chính phủ, đáng tiếc, chẳng quan tâm đến điều này. Thực chất, họ không thèm quan tâm tới con người như là con người, như là các cá nhân. Và với những tiêu chí này, các hệ thống giáo dục khác, nhằm tìm kiếm cho những mục đích khác, phải bị cấm.”
Sự thực là cốt lõi của mô hình trường học theo kiểu Prussian được xem là trung tâm của hệ thống giáo dục ngày nay. Các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn, chia thành độ tuổi, các lớp học bắt buộc, chương trình học xa rời thực tế, hệ thống đánh giá xếp loại, áp lực lên giáo viên và học sinh, cơ chế thưởng phạt, thời khóa biểu chặt chẽ, tách rời và khép kín khỏi cộng đồng, hệ thống học bậc thang… tất cả những điều đó vẫn là một phần không thể thiếu của trường học. Ngay cả ở thế kỷ 21 này.
Trường học không thể bị đánh đồng với giáo dục. Trường học cùng lắm chỉ là một tấm bản đồ cũ kỹ về kiến thức, và giáo dục là vùng đất mà ở đó, việc học thực sự đang xảy ra.

Nguồn: http://www.triethocduongpho.com/2014/07/14/nen-giao-duc-cam-doan-mo-hinh-giao-duc-nha-tu-va-nhoi-so-phan-1/