Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Nội lực là phẩm chất quý giá của hạt mầm

Dưới đây là bài viết của cô Hải Âu - mẹ em Minh Khuê vừa được học bổng vào trường Harvard. Mình thấy rất tâm đắc nên lưu lại để dành:



Trong quá trình đồng hành cùng con cái, có một công cụ mà các bậc cha mẹ thường hay sử dụng đó là chiếc gậy thần mang tên SO SÁNH.
Khi con không ngoan, chúng ta bảo: sao con hư thế, bạn Tý nhà bác Tèo ngoan lắm!

Khi con bị điểm kém, chúng ta thường bảo: sao con cũng được bố mẹ cưng chiều như bạn Tý, c
ũng được học những thầy cô như bạn Tý...mà bạn ấy thì học giỏi mà con thì...bị điểm kém?
Khi con chúng ta đòi hỏi một điều gì đó quá sức chi tiêu hiện tại, chúng ta thường nói: Con nên biết, con bây giờ sướng hơn thời mẹ cả nghìn lần đấy, thế mà bố/mẹ cũng học hành giỏi giang.. thành đạt, còn con bậy giờ có quá nhiều thuận lợi mà không học giỏi thì thật đáng trách?

Vân vân và vân vân (mà các bạn trẻ hay nói, với bối mẹ mình thì mình chẳng bao giờ bằng cái đứa tên là Con- Người - Ta)

Dường như, PHÉP SO SÁNH trong giáo dục trẻ nhỏ có phép mầu thật sự, nó kích hoạt được đứa trẻ tính ganh đua, hay giúp chúng kìm nén những đòi hỏi của bản thân trong tình huống cụ thể...

Song, về lâu dài và rất tinh vi, chiếc gậy SO SÁNH là nguyên nhân làm nguyên khí của đứa trẻ bị tổn hao, thất thoát trong quá trình bảo vệ cái tôi; và hơn thế nữa, CHIẾC GẬY SO SÁNH sẽ nuôi dưỡng dần lớn lên ở đứa trẻ tính TẬT ĐỐ với chung quanh, CẢM GIÁC BẤT ỔN TRONG NỘI TÂM và tự ti vì luôn bị trong SO SÁNH.

Nhiều người đã thắc mắc hỏi mình: Vì sao bạn Khuê học nhiều thế mà bạn ấy khi nào cũng vui vẻ, thân thiện, luôn nghĩ tốt và ngưỡng mộ bạn bè giỏi hơn mình? Mình chỉ có kể các bạn câu chuyện về người Thầy Vĩ đại, là câu chuyện mình đã kể cho bạn Khuê nghe hàng nghìn lần trong cuộc hành trình cùng bạn ấy:


Một chàng trai trẻ tìm đến một vị võ sư và xin ông cho học võ. Ông bảo: Con hãy bịt mắt lại, con hãy bịt tai lại và ta sẽ dạy con những kungfu tuyệt chiêu! Chàng trai trẻ bật cười ha hả, nói: Ông nói bậy rồi, ông không phải bậc thầy, giác quan rất cần và càng cần nó nhạy bén để quán sát, sao ông lại yêu cầu tôi bịt tai, bịt mắt? Vị trưởng lão vẫn ngồi im mắt khép lại bình thản, đủng đỉnh: vậy thì con hãy đi tìm người khác ... Vừa lúc đó, ông chìa tay ra và hứng trọn một quả đào tiên chín rơi xuống từ trên cành cao. Chàng trai vô cùng ngạc nhiên, hỏi: Sao ông biết trái đào rơi, khi mắt ông nhắm lại?

_ Vì ta lắng nghe hơi gió từ những rung động ở chân lông là biết sắp có làn gió lớn thổi qua; Vì ta ngửi thấy mùi hương thơm dậy từ trong không khí...Vì chàng trai, ta học được điều lắng nghe từ trong tâm và tuệ mình. Đi vào trong cốt lõi bản thể , ta nhận biết nhậy bén và tinh tế hơn, thấy rõ hơn điều mình muốn biết. Để THẤY RÕ NHẤT BẢN THÂN MÌNH, CON HÃY KHÉP MẮT LẠI...


Thật sự, để tránh việc mắc dính và CHIẾC GẬY THẦN SO SÁNH không là chuyện dễ, bạn phải dọn dẹp lòng mình thành trong sáng, nhỏ bé, khiêm nhường...và KHÉP MẮT LẠI...thì bỗng nhiên mọi quán sát mở rộng, mênh mông thuần hậu và bản thể trở nên mạnh mẽ vô cùng.

Một phản biện thế này: Khi ông bố nhìn vào sổ liên lạc của cậu bé toàn điểm kém, bèn nói rất thâm trầm: Con biết không, ngày bằng tuổi con, bố không bao giờ bị điểm kém thế này! Cậu con bé nhỏ chân thành nói: Thưa bố, ngày bằng tuổi bố, Abraham Lincoln đã trở thành Tổng Thống rồi ạ...

Đó, khi ta sử dụng CHIẾC GẬY THẦN SO SÁNH theo mong muốn của ta thì vô hình chung ta cũng dạy trẻ sử dụng nó rất thành thục để ngụy biện và bảo vệ cái TÔI của chúng, khi cần.

Hãy trưởng thành bằng nội lực vốn có của bản thể - vì nội lực là phẩm chất quý giá của hạt mầm mà ta nên dung dưỡng, thế thì có thảnh thơi và đẹp đẽ trong trưởng thành mà không mắc dính vào sân hận hay đố kỵ, hay cảm giác tự ti sâu thẳm... ngày ngày làm mòn mỏi tâm hồn ta!

Nguồn: https://www.facebook.com/longchaucusy.ho?fref=ts&ref=br_tf
 -------------
Hồi mình đọc về phương pháp Shichida, mình rất thích những nguyên tắc của ông trong việc giáo dục trẻ: nhìn nhận trẻ như những gì trẻ có, yêu thương trẻ, không nhìn vào kết quả trước mắt ... và cả không so sánh trẻ với trẻ khác. 
Mình cũng cố gắng chnhìn vào bé con mình, không so sánh với con hàng xóm, với bạn học, với những bé khác cùng tuổi con. 
Mình nhìn bé con mình, lớn lên cùng bé, đồng hành cùng bé. Mình chỉ muốn bé con được phát triển tiềm năng của bé, phát huy những sức mạnh nội tại của bé.     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét