Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Chơi với con - 15,5 tháng - P2

- Sensory bin: yellow theme


- Play with beads:

Mẹ xâu sẵn 1 sợi cho Vi chơi, Vi có vẻ cũng thích và tự xỏ, cho được dây vào hạt nhưng chưa biết lấy đầu dây từ phía bên kia.

- Do a dot: Mẹ đã mua do a dot marker và cho Vi chơi thử, Vi chưa biết cách do a dot mà chủ yếu là sờ marker, quẹt quẹt lung tung trên giấy thôi. Không sao cả! Từ từ chơi tiếp!

- 3 piece puzzle: Mẹ ghép thử cho Vi xem nhưng Vi không hào hứng bằng việc vác 1 miếng đi vòng vòng chơi và giờ thì lạc đâu mất 1 miếng của mẹ.

- Rùa phát sáng: mẹ cho rùa phát sáng các ngôi sao lên trần nhà và tường cho Vi xem. Lần đầu Vi có vẻ sợ con rùa nhưng lại thích xem sao. Những lần sau thì đã khá hơn, có thể ôm rùa.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Learning all the time - John Holt

Mình chưa đọc sách này nhưng đọc 1 blog (An everyday story) thấy 1 câu trích trong đó mà mình thấy thiệt là cảm tình và muốn đọc ghê!

"We can best help children learn, not by deciding what we think they should learn but by making the world, as far as we can, accessible to them, paying serious attention to what they do, answering their questions, if they have any, and helping them explore the things they are most interested in ..."

Điều mình rất thích là: quyển sách này đã xuất bản từ năm 1990, nghĩa là đã 23 năm rồi!

Link blog mà mình đọc trích đoạn trên là đây: http://aneverydaystory.wordpress.com/2013/01/14/john-holt-learning-all-the-time/

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Đừng dạy trẻ "Không tiếp xúc với người lạ"



Đừng tiếp tục dạy trẻ “Không nói chuyện với người lạ” vì con bạn sẽ phải nói chuyện với người lạ 1 ngày nào đó. Thay vào đó, hãy dạy trẻ đâu là người lạ an toàn. Thế ai được xem là người lạ an toàn? Đó là người mẹ đi cùng trẻ em. Khi con bạn bị lạc trong siêu thị hay nơi đông người, hãy dạy con bạn tìm đến người mẹ đi cùng trẻ em đầu tiên mà trẻ nhìn thấy.
-        
          Không phải người kỳ lạ nào trong công viên cũng tấn công hoặc lạm dụng con bạn.
-      Khái niệm “người lạ” là chưa đủ vì nếu có 1 người kỳ lạ nào trong công viên tới gần con bạn và giới thiệu về bản thân mình – đó không còn là người xa lạ nữa.
-      
         Thay vào đó, hãy dạy trẻ khái niệm “những người mưu mô/gian xảo”.

  • Những người mưu mô/gian xảo là người lớn nhờ trẻ giúp đỡ (không người lớn nào cần sự giúp đỡ của trẻ cả), hoặc người yêu cầu trẻ giữ bí mật với cha mẹ (bao gồm cả yêu cầu trẻ đi đâu đó mà không xin phép cha mẹ). Không xin phép cha mẹ đồng nghĩa với giữ bí mật với cha mẹ.
  • Hãy dạy trẻ đừng làm gì, đi đâu với bất kỳ người lớn nào, trừ khi có sự cho phép của cha mẹ.

“Bất kỳ người lớn nào” là vì:

  • Khả năng trẻ bị bạo hành bởi người thân hoặc quen biết cao hơn bởi người lạ vì hầu hết các trường hợp bạo hành đều cần thời gian dài để chuẩn bị.

  • Những người xấu thường xem xét bạn và con bạn để phán đoán xem bạn có đang chú ý con bạn không và/hoặc lừa bạn để bạn mất cảnh giác. Những người xấu cho rằng những đứa trẻ ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ hoặc nhất thời không an toàn hoặc xa cha mẹ là những đứa trẻ dễ bị bạo hành nhất.

Vì thế:

  • Hãy để ý, thận trọng khi người có chức quyền (ví dụ như hiệu trưởng, giáo viên phụ trách …) tặng quà cho trẻ.

  • Hãy để ý, trận trọng  khi giáo viên khen con bạn là người đặc biệt và muốn dành thời gian dạy riêng hoặc đi chơi riêng với con bạn.

  • Bạn biết rằng có những người kì lạ luôn chơi với con bạn nhưng không bao giờ ngồi chung với người lớn ở nơi khác. Hãy để mắt đến con bạn khi con bạn chơi với người đấy.

  • Hãy để ý đến những người luôn sẵn lòng, tình nguyện trông coi con bạn (không ai muốn trông trẻ chỉ để thể hiện mình là người tử tế).       

  • Không có kẻ gạ gẫm trẻ em nào sẽ nói với trẻ về bộ phận sinh dục của trẻ. Nhưng khi trẻ bỗng gọi bộ phận sinh dục của mình là “bánh ngọt” hay 1 từ lạ khác, hãy hỏi trẻ ai đã chỉ cho trẻ như thế.

 Bài nguyên gốc tại địa chỉ sau đây http://www.checklistmommy.com/2012/02/09/tricky-people-are-the-new-strangers/#more-318

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Chơi với con - 15,5 tháng

Tuần rồi con mẹ có khá nhiều hoạt động, mẹ tóm tắt sơ như sau nhé!

Cuối tuần cả nhà đi ăn sáng ỡ NYDC, mẹ chụp được nhiều hình của Vi, điển hình là:

Trông thùy mị quá, lừa tình thôi à, chứ con gái đâu hiền thế :D


Mẹ và con chụp rất nhiều nhưng mẹ thích tấm này, dù tấm nay con không nhìn vào ống kính!

- Playground:



- Sensory bin: các chất liệu vải và blue theme.



- Flashcard: dạo này mẹ không làm flashcard mới nên con xem flashcard theo kiểu này.


- Reading:


- Painting with shaving gel:



- Playing with toy:



- Tweedlewink, Little reader, Little musician: mỗi thứ chỉ được 1 tẹo. Con có vẻ không thích Little reader và Little musician nữa.
- Matching shapes: mẹ giới thiệu với con các hình dạng cơ bản và cho con chơi matching nhưng con có vẻ chưa hiểu ý mẹ. Cũng không sao hết, chỉ là chơi thôi, nên con vui là được.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Khi Vi gọi "mẹ"

Bấy lâu mẹ cứ thấy buồn vì Vi gọi được ba, bà, ông, cô, chú nhưng lại chẳng chịu gọi mẹ. Tủi thân gì đâu!

Vậy mà tối hôm kia, gần 5h sáng thì Vi thức dậy chơi, nằm lăn lộn, mẹ quay qua nằm kế Vi vỗ cho Vi ngủ lại thì bỗng nhiên Vi gọi "mẹ". Hết hồn! Mẹ còn không dám tin nữa cơ, lúc đó ba đang ngủ cũng bật dậy "ơ, con gọi mẹ kìa". Rồi Vi  nói thêm lần nữa, rồi dù mẹ có à ơi kiểu gì Vi cũng không thèm ban phát thêm tiếng nào. Vậy là Vi gọi mẹ lần đầu tiên khi được 15M9D nhé!

Ngày hôm sau Vi cũng gọi được 2 lần, nhưng là khi ở nhà với bà nên mẹ không nghe thấy.

Hôm nay thì mẹ đi đám cưới, khi về thì thấy bà bảo nãy giờ Vi gọi mẹ quá chừng. Cứ khi bà bảo "gọi mẹ đi bà thương" là Vi gọi ngay. Mặc dù âm e của Vi cũng còn lai âm a nhưng như thế với mẹ cũng là quá vui rồi!

Thiệt là thích quá đi vì cuối cùng Vi cũng biết gọi mẹ rồi cơ đấy!