Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Sinh nhật mẹ

Sinh nhật mẹ ... cả mẹ và Vi đều diện đầm trắng đi chơi. Vì trời mưa nên kế hoạch ra công viên chụp hình bị hủy bỏ, thay vào đó là mình đi cafe ngắm máy bay.


Con gái đã đi kha khá, dẫn 1 tay có thể đi được 1 đoạn dài


Lâu lắm mẹ mới 1 tấm mà thấy mẹ vẫn không đến nỗi te tua quá so với con 

Vi! Vi! Máy bay kìa con!

À quên khoe với con, trưa nay ba mẹ trốn con đi ăn và hình ảnh tường thuật như sau:


 
Năm nay câu chúc mới so với mọi năm mẹ nhận được lại mong mẹ có sức khỏe để chăm con. Mẹ thì luôn mong như thế, luôn mong có sức khỏe để cùng con và ba con trải qua cuộc sống này. Mẹ không chăm con vì đấy có vẻ như  1 chiều, mà mẹ đang sống cùng con, vì con luôn mang đến những niềm vui to lớn cho mẹ.

Hôn con ngàn lần, con gái yêu!

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Dạy toán theo phương pháp Glen Doman

 Cách thực hiện:
- Bước 1: 10 thẻ chia làm 2 bộ, mỗi bộ 5 thẻ.
- Bước 2: cho trẻ xem với tốc độ 1 giây/thẻ. Thực hiện 3 lần/ngày.

Ngày 1: Thẻ 1 - 10.
Ngày 2 - 5: Lặp lại ngày 1.
Ngày 6: Bỏ thẻ 1,2 và thay bằng thẻ 11,12.
Ngày 7: Bỏ thẻ 3,4 và thay bằng thẻ 13,14.
Ngày 8: Bỏ thẻ 5,6 và thay bằng thẻ 15,16.
Ngày 9: Bỏ thẻ 7,8 và thay bằng thẻ 17,18.
Ngày 10: Bỏ thẻ 9,10 và thay bằng thẻ 19,20.

Giới thiệu phép cộng:
Ngày 11: Bỏ thẻ 11,12 và thay bằng thẻ 21,22.

* Lần 1: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép cộng ngẫu nhiên dùng thẻ 1 - 20 (ví dụ 1+5=6, 4+9=13, 7+3=10).
* Lần 2: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép cộng ngẫu nhiên khác dùng thẻ 1 - 20.
* Lần 3: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép cộng ngẫu nhiên khác nữa dùng thẻ 1 - 20.
Cách đọc: một (đưa thẻ 1) cộng năm (đưa thẻ 5) bằng sáu (đưa thẻ 6). 

Ngày 12: Bỏ thẻ 13,14 và thay bằng thẻ 23,24. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần.
Ngày 13: Bỏ thẻ 15,16 và thay bằng thẻ 25,26. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần. Từ lúc này khi cho bé xem phép toán chỉ cần cho bé xem thẻ kết quả.
Ngày 14: Bỏ thẻ 17,18 và thay bằng thẻ 27,28. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần.
Ngày 15: Bỏ thẻ 19,20 và thay bằng thẻ 29,30. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần.
Ngày 16: Bỏ thẻ 21,22 và thay bằng thẻ 31,32. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần.
Ngày 17: Bỏ thẻ 23,24 và thay bằng thẻ 33,34. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần.
Ngày 18: Bỏ thẻ 25,26 và thay bằng thẻ 35,36. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần. 
Ngày 19: Bỏ thẻ 27,28 và thay bằng thẻ 37,38. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần.
Ngày 20: Bỏ thẻ 29,30 và thay bằng thẻ 39,40. Lặp lại như ngày 11 với 9 phép cộng mới chia làm 3 lần. 

Giới thiệu phép trừ:
Ngày 21: Bỏ thẻ 31,32 và thay bằng thẻ 41,42.
 
* Lần 1: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép trừ ngẫu nhiên dùng thẻ 1 - 40 (ví dụ 24-13=11, 38-13=25, 40-30=10).
* Lần 2: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép trừ ngẫu nhiên khác dùng thẻ 1 - 40.
* Lần 3: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép trừ ngẫu nhiên khác nữa dùng thẻ 1 - 40.

Ngày 22: Bỏ thẻ 33,34 và thay bằng thẻ 43,44. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 23: Bỏ thẻ 35,36 và thay bằng thẻ 45,46. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 24: Bỏ thẻ 37,38 và thay bằng thẻ 47,48. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 25: Bỏ thẻ 39,40 và thay bằng thẻ 49,50. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 26: Bỏ thẻ 41,42 và thay bằng thẻ 51,52. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 27: Bỏ thẻ 43,44 và thay bằng thẻ 53,54. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 28: Bỏ thẻ 45,46 và thay bằng thẻ 55,56. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 29: Bỏ thẻ 47,48 và thay bằng thẻ 57,58. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 
Ngày 30: Bỏ thẻ 49,50 và thay bằng thẻ 59,60. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép trừ mới chia làm 3 lần. 

Giới thiệu phép nhân:
Ngày 31: Bỏ thẻ 51,52 và thay bằng thẻ 61, 62.

* Lần 1: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép nhân ngẫu nhiên dùng thẻ 1 - 60 (ví dụ 4x5=20, 7x8=56, 3x11=33).
* Lần 2: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép nhân ngẫu nhiên khác dùng thẻ 1 - 60.
* Lần 3: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép nhân ngẫu nhiên khác nữa dùng thẻ 1 - 60.

Ngày 32: Bỏ thẻ 53,54 và thay bằng thẻ 63,64. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 33: Bỏ thẻ 55,56 và thay bằng thẻ 65,66. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 34: Bỏ thẻ 57,58 và thay bằng thẻ 67,68. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 35: Bỏ thẻ 59,60 và thay bằng thẻ 69,70. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 36: Bỏ thẻ 61,62 và thay bằng thẻ 71,72. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 37: Bỏ thẻ 63,64 và thay bằng thẻ 73,74. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 38: Bỏ thẻ 65,66 và thay bằng thẻ 75,76. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 39: Bỏ thẻ 67,68 và thay bằng thẻ 77,78. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 40: Bỏ thẻ 69,70 và thay bằng thẻ 79,80. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.

Giới thiêu phép chia:

Ngày 41: Bỏ thẻ 71,72 và thay bằng thẻ 81,82.

* Lần 1: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép chia ngẫu nhiên dùng thẻ 1 - 60 (ví dụ 70/10=7, 63/7=9, 64/8=8).
* Lần 2: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép chia ngẫu nhiên khác dùng thẻ 1 - 60.
* Lần 3: Lặp lại bước 1,2 nêu trên. Cho trẻ xem 3 phép chia ngẫu nhiên khác nữa dùng thẻ 1 - 60.

Ngày 42: Bỏ thẻ 73,74 và thay bằng thẻ 83,84. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép chia mới chia làm 3 lần.
Ngày 43: Bỏ thẻ 75,76 và thay bằng thẻ 85,86. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 44: Bỏ thẻ 77,78 và thay bằng thẻ 87,88. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 45: Bỏ thẻ 79,80 và thay bằng thẻ 89,90. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần. 
Ngày 46: Bỏ thẻ 81,82 và thay bằng thẻ 91,92. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 47: Bỏ thẻ 83,84 và thay bằng thẻ 93,94. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần. 
Ngày 48: Bỏ thẻ 85,86 và thay bằng thẻ 95,96. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.
Ngày 49: Bỏ thẻ 87,88 và thay bằng thẻ 97,98. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần. 
Ngày 50: Bỏ thẻ 89,90 và thay bằng thẻ 99,100. Lặp lại như ngày 21 với 9 phép nhân mới chia làm 3 lần.

Cho tới giai đoạn này, bé đã được giới thiệu số 1 đến 100 và 360 phép toán cộng, trừ, nhân, chia. Bây giờ bạn có thể cho bé xem những phép toán phức tạp hơn bao gồm 2,3 thuật toán trong 1 lần tính. Bạn cũng có thể bổ sung thêm những khái niệm khác cho bé như lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc dãy phép tính như 1+1, 1+2, 1+3...

(Dịch từ trang figur8.net theo link sau đây http://figur8.net/baby/2010/07/25/how-to-teach-math-using-domans-red-dot-cards/)

Chuyến đi xa đầu tiên

Cả nhà đi Vũng Tàu nhân dịp sinh nhật mẹ. Từ hồi sinh con tới giờ mẹ chưa được đi chơi xa đâu hết, nhất là sau đợt đi Văn Thánh mà con bị ốm, mẹ càng nhát, ít dám cho con đi đâu xa. Nhưng đợt này thì khá quyết tâm vì cảm thấy ngứa ngáy chân tay.

Mẹ mua cho Vi 1 bộ jumpsuit để mặc đi biển cho nó có không khí ...
Mặc dù nhìn tấm này bụng con có vẻ bự nhưng đây là tấm duy nhất có toàn cảnh con mặc jumpsuit hehe ...

Về khách sạn, phòng sea view gió mát lồng lộng. Vi cũng biết chỗ lạ hay sao ấy mà ngồi ngoan trên giường, không bò khắp giường như khi ở nhà. Và mẹ chụp được tấm hình rất xinh của Vi ...
Địa điểm đầu tiên phải ghé đó là quán Gành Hào, mẹ gọi 1 loạt và xử lý chớp nhoáng gồm ghẹ, tôm, mực, hào (nhắc tới mà thèm). Vi cũng có 1 ghế riêng, cũng nếm vài miếng đủ loại, còn lại thì gặm ống hút và đập phá.

Đi ăn về, cả nhà ngủ 1 giấc no say đến gần 4h chiều mới lặn lội ra biển. Thiên nga Ú xuất hiện ở Vũng Tàu đây!!!

Khuôn mặt trong tấm này nhìn tếu quá đi!

Vi sợ sóng! Sóng chỉ mới đập nhẹ vào mông là Vi đã rên ư ử và ôm chặt lấy ba. Cuối cùng là ba đưa Vi vào gần bờ ngồi chơi cát cho Vi làm quen với biển.


Vi lên bờ, trùm khăn Mickey cho ấm, nhìn xinh xinh yêu yêu!


 Tấm này sau này chắc có giá trị lắm đây hí hí


Cái áo bơi này xinh quá nhưng Vi mặc đã chật, nên chỉ mặc để chụp hình rồi thôi, để dành tặng em Alice vậy.


Nhìn chung chuyến đi thành công tốt đẹp. Vi ngoan cực kỳ. Đến các quán ăn thì ngồi chơi cho cả nhà ăn, lâu lâu tham gia tí chút. Đi lại đã khá hơn, mẹ có thể dẫn 1 tay Vi cũng đi kha khá. Buổi tối thì đặt lên giường, hát 1 tí là Vi ngủ và ngủ say tới sáng, cũng không lăn lộn hay thức giấc giữa đêm. Thiệt là ngoan. Vi đi tàu cánh ngầm cũng ngoan không kém. Chịu ngồi yên cùng mẹ, không phá phách, đòi đi lại gì hết.

Mẹ sẽ cố gắng cho Vi đi chơi nhiều hơn nữa nha. 



Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Vi đọc sách

Hồi trước đưa sách toàn cạp với xé thôi mà hổng hiểu sao lần này lại thấy có vẻ cũng thích sách ra phết!



Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

10 loại khái niệm trẻ cần biết

1. Màu sắc:

Dạy trẻ những màu cơ bản: đỏ, xanh dương, vàng. Dạy trẻ bằng các sự vật thật như quả táo đỏ, quả dâu đỏ, ... Sau khi bé nhận biết các màu này, dạy bé các màu khác.

2. Hình dạng:

Dạy trẻ các hình dạng quen thuộc như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật bằng vật thật. Sau đó mở rộng ra các hình dạng khác như hình lưỡi liềm, hình chữ thập, hình bầu dục ...

3. Kích thước:
Dạy bé khái niệm cơ bản về to-nhỏ như "con voi to, con ốc nhỏ" ...

4. Số đếm:
 Dạy bé khái niệm về số đếm trong các hoạt động hằng ngày, đếm các vật dụng trong nhà "mẹ có 1 cái chén, ba có 1 cái chén, con có 1 cái chén, thế là có 3 cái chén" "đếm các bộ phận cơ thể của bé" ...

5. Số lượng:
Dạy bé các khái niệm "nhiều-ít", "một nửa", "hơn" như "ly nào nhiều nước hơn?" "Con lấy cho mẹ thêm 1 ít nữa nhé"  ...

6.Nhận biết không gian:
Dạy bé khái niệm "trước" "sau" "phải" "trái" "bên trong" "bên ngoài" trong các hoạt động thường ngày như "trên bàn", "bên trong hộp" "con đang cầm cái này bằng tay phải, con đang cầm cái kia bằng tay trái" ...

7. So sánh:
Dạy bé so sánh "lớn-nhỏ", "nhiều-ít" ... sử dụng các vật dụng hàng ngày như so sánh 2 bút chì dài ngắn, 2 ly nước vơi đầy ...

8. Thứ tự:
Dạy bé "cái đầu tiên" "cái thứ hai" "hàng thứ nhất""đằng sau cùng" ...

9. Thời gian:
Dạy bé khái niệm "hôm nay" "hôm qua" "1 giờ" "2 giờ" "buổi sáng" "buổi trưa", có thể dùng đồng hồ đồ chơi để hướng dẫn bé.

10. Tiền bạc:
Khi bé 3-4 tuổi, có thể dạy bé khái niệm tiền bạc thông qua các trò chơi như đi chợ, đi ngân hàng hoặc khi gia đình đi siêu thị ...

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Vi và xe tập đi

Xe tập đi của Vi có 2 chức năng: dùng để tập đi và dùng để làm xe chòi chân.

Về hình ảnh khi tập đi thì mẹ chợt nhớ ra là chưa có, vì toàn quay phim thôi. Còn hình ảnh ngồi chơi xe chòi chân thì đã có từ hồi con 9 tháng tuổi. Lúc đó mẹ cho con lên xe ngồi mà mặt con ngơ ngác lắm. Ngồi không vững nên ngã oạch ra luôn.

3 tháng sau mẹ lại cho con con ngồi lại, con ngồi vững hơn, chân dài hơn, và có vẻ hứng thú hơn. Con chưa biết tự chòi chân đi, toàn mẹ đẩy hộ. Con có vẻ khoái chí hơn hẳn lần trước!



Trò chơi cho con

Ai cũng muốn con mình sáng tạo và giỏi xử lý tính huống. Câu hỏi là, "làm thế nào để phát triển kỹ năng này ở bé?". Cách tốt nhất là bắt đầu với những trò chơi, nhất là các trò tưởng tượng.

Dưới đây là 8 trò chơi thú vị mà bạn có thể dễ dàng tạo ra cho con mình:

1. Đến thăm một cửa hàng tạp hóa

Trẻ con thường thích bắt chước cuộc sống thực. Đây là cách để chúng hiểu chuyện gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi cửa hàng có thể được thực hiện với các đồ chơi của bé (ví dụ bộ đồ nấu bếp), hoặc gian bếp của chính bạn cũng có thể là nơi lý tưởng.
Bắt đầu chơi với những lời bình luận đơn giản: "Ồ, tôi thấy bạn đang đi mua sắm. Chúng ta nên mua gì hôm nay nhỉ?". Cuộc du ngoạn có thể mở rộng ra khi bạn giả vờ trả tiền để mua đồ, hoặc nếm thử thức ăn...


2. Tổ chức tiệc trà

Nếu em bé của bạn ở tuổi chập chững, chắc chắn là chúng sẽ thích rót nước. Tiệc trà là cơ hội lý tưởng để bé rót, khấy hoặc thực hiện các hành động khác phù hợp với khu bếp, trong cửa hàng... Đừng nghĩ đến những thứ to tát, chỉ cần vài chiếc cốc, đĩa và thìa (nên dùng đồ nhựa, nếu không bạn cần chuẩn bị tinh thần tha thứ vì vài món đồ có thể vỡ!).
Bắt đầu với câu khích lệ đơn giản, "Chúng ta tổ chức tiệc trà hôm nay nhé?", "Chúng ta pha trà thế nào nhỉ?". Hãy tận tình tham gia với trẻ, chỉ cho bé thấy cách bắt chước công việc thế nào. Có thể thay trà bằng nước, sữa. Thêm một vài cái bánh, bạn và con sẽ tìm thấy trò chơi rất vui khi đặt một cái bàn, pha trà, bẻ bánh và cuối cùng, ngồi xuống uống trà cùng nhau.

3. Đi du lịch bằng xe bus, máy bay hoặc tàu hỏa

Có một thứ rất rất hấp dẫn với trẻ tuổi chập chững, đó là các loại phương tiện giao thông. Hãy tạo cơ hội đi để bé được đi các phương tiện này, bằng cách giả vờ làm vé, tạo ra nhiều loại âm thanh, và thậm chí còn ăn bim bim trên đường đi nữa. Đừng quên mô tả cảnh vật đang chạy qua trước mắt, và khuyến khích trẻ nói xem chúng đang nhìn thấy, nghe thấy gì.

4. Đến thăm phòng khám của bác sĩ

Việc đi khám thật có thể khiến bé hoảng sợ, nhưng trò chơi sẽ xua tan nỗi sợ đó, khi trẻ có cơ hội thực hiện những điều mà bác sĩ vẫn yêu cầu với mình (ví dụ há miệng, nói 'a'). Hãy đổi vai cho bé làm bệnh nhân, cũng như bác sĩ.

5. Hóa thân vào một cuốn sách

Bạn hãy dựng bất cứ cuốn sách nào mà bé ưa thích (ví dụ cuốn sách về chú sâu bướm đói bụng) thành một vở kịch. Bé của bạn có thể vì ngưỡng mộ câu chuyện mà có hứng thử một loại thức ăn mới.

6. Tìm kho báu

Bằng cách sử dụng một tấm bản đồ thật đơn giản, đào đất, cuộc truy tìm kho báu có thể mang lại cho bạn và bé niềm vui rất lớn.

7. Hóa thành động vật

Tập điệu bộ và cách chơi đùa như các con vật vẫn làm. Bạn có thể giả vờ đến thăm trang trại hoặc vườn thú. Thay vì chỉ đi thăm các con vật, hãy trở thành chính những con vật trong trang trại hoặc vườn thú đó.

8. Làm một cuộc diễu hành

Dùng các dụng cụ đơn giản như ấm, cốc, xong chảo. Xếp hàng chúng và bắt đầu cho cuộc diễu hành. 

(Sưu tầm từ vnexpress.net theo link sau  http://vnexpress.net/gl/doi-song/me-va-be/2012/10/8-tro-choi-tang-tinh-sang-tao-cho-be/)